Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 05/05/2006 22:39 (GMT+7)

Bùi Kỷ - một nhân cách đẹp

Là nhà khoa bảng nổi danh, Bùi Kỷ chẳng những không ra làm quan cai trị mà khước từ cả chức huấn đạo.

Năm 1912 ông được chọn sang Paris học trường Thuộc địa (École coloniale). Nhưng ở Pháp ông “ông chơi nhiều hơn học”, chỉ thăm thú nhiều nơi, thường giao du với nhóm Phan Châu Trinh- Phan Văn Trường…

Hai năm sau, đoàn du học trở về nước. Hầu hết đều ra làm quan, riêng Bùi Kỷ vẫn khước từ sự bổ nhiệm của Thống sứ Bắc Kỳ hồi đó. Ông đưa gia đình ra Hà Nội tổ chức kinh doanh xuất khẩu hàng tre đan. Năm 1914 bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Năm sau Bùi Kỷ tìm cách sang Quảng Châu “chắc không phải chỉ để chu du hay kinh doanh, mà còn có mục đích thăm dò tìm chọn một cách ứng sử trước thời thế”

Bùi Kỷ trở về Hà Nội năm 1917. Ba mươi tuổi ông bắt tay vào những hoạt động văn hoá một cách khiêm tốn nhất: kí hợp đồng với trường cao đẳng sư phạm và cao đẳng pháp chính, làm thầy dạy hai môn Hán văn và Việt văn.

Sau này nhà báo nhân dân Nguyễn Lân còn kể lại rằng: “Ở trường Cao đẳng sư phạm hồi ấy, trong đám thầy Tây, cô Đầm, chỉ có một giáo sư người Việt dạy tiếng Việt là cụ Bùi Kỷ, đội khăn xếp, mặc áo the, chuyên gọi học trò là “các ông”. Cụ giảng rất sâu, kiến thức rất rộng. chúng tôi vô cùng kính phục”.

Khoảng năm 1932 về sau, cụ Bùi Kỷ dạy cho hai trường tư thục Thăng Long và Văn Lang, cùng với các giáo sư nổi tiếng như Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp…

Dạy Hán văn và Việt văn là một phương tiện giúp cho học sinh trong chế độ thực dân tránh khỏi nguy cơ bị cắt đứt liên hệ với giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Ngoài việc dạy học, ông còn dành nhiều thời gian chuyển tải cho đời những kiến thức văn hoá cổ truyền của dân gian Việt Nam.

Ông cùng với học giả Trần Trọng Kim khảo cứu, chú thích Truyện kiều. Sau đó ông viết văn bia Nguyễn Du và đọc trong lễ kỉ niệm 105 năm ngày giỗ thi hào Nguyễn Du, ngày 10-8-1925 tại nhà Khai Trí Tiến Đức. Bùi kỷ còn viết sách Quốc văn cụ thểnăm 1932, cùng với Trần Văn Giáp viết sách Hán văn tinh tháidiễn giảng, cùng với Trần trọng Kim và Phạm Duy Khiêm viết Việt Nam văn phạm bậc trung học(1940).

Đáng kể hơn nữa về công lao văn hoá Bùi Kỷ là ông đã hiệu khảo lại các cuốn sách chữ nôm như Trê cóc, Trinh thử, Lục súc danh công, Hoa điểu tranh nănglà những tác phẩm cổ xưa trong kho tàng văn học dân gian nước ta.

Trong khối lượng sáng tác của ông phải kể đến bài thân thể luận với giá trị văn hoá cao, có thể coi là tiêu biểu cho quan điểm triết học và nhân cách Bùi Kỷ: thân là mình, thể là đời, gồm cả sự trạng và cảnh ngộ trong một cõi nhân sinh gọi là thân thể (…) Có thân tất có thế. Có thế tất có thân… Hoá nhi sinh ra thân, bày ra thế để làm gì? Vì thế phật gia cho là nghiệp chướng. Lão gia cho là kí sinh (sống gửi)… Phật gia đem tịch để xí xoá đi. Hai lí thuyết ấy không phải là không cao, xong dùng để thực hành thì hoang đản quá. Nếu thân thế hoá được thì càn khôn lặng ngắt, vũ trụ im tờ… nếu thân thế là quên được thì tổ tiên là tuồng hề, hình hài là gỗ đá, mặt đường không cao không thấp, dòng nước không đục không trong… phong trần tang hải nhắc chung một giấc tràng miên (giấc ngủ dài), trung hiếu gian tà chôn lẫn cánh đồng vô chủ… Vậy ta bây giờ bàn đến thân thế thiết tưởng cái lí thuyết của Nho giáo có phần thích hợp với sự thực hành… Giàu sang không phải là sướng, nghèo hèn không phải là khổ, thất bại không phải là nhục, thắng lợi không phải là vinh, cốt tự mình xét mình, tự mình hỏi mình, trong không điều gì hổ thẹn, ngoài không điều gì sai lầm, noi theo đạo đức nhân nghĩa, để hàm dưỡng lấy tinh thần, luyện tập nên nhân cách, cho bản lĩnh ngày một bền, thao thủ ngày một vững, bao giờ đến bậc “phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” thì cái công tu dưỡng mới hoàn toàn…Gặp thời mà thi thố cái chí nguyện của mình thì chữ “đạt” là vui thích. Không gặp thời thì cố hết sức lấy chữ minh triết làm cốt, dẫu đời không biết mà vẫn có cái giá thanh cao thì chữ “cùng” lại là vui thích…” (Ntr. trang 79-83).

Nhân cách đẹp của Bùi Kỷ được giữ vững từ khi xuất thế đến cuối cuộc đời.

Trước cách mạng tháng tám năm 1945, cụ Bùi Kỷ trở lại quê nhà ở làng Châu Cầu, huyện Ý Yên tỉnh NAm Định, tham gia phong trào xoá nạn mù chữ. Cụ đã biên soạn thêm cuốn Tiểu học Việt Nam văn phạmđể góp phần thúc đẩy phong trào này. Cuộc đảo chính Nhật- Pháp tháng 3-1945, chính phủ bù nhìn do Nhật dựng nên đã gợi trong thơ Bùi Kỷ một phong vị thơ trào phúng mới. Cụ viết bài phường chèo:

Áo xiêm lụng thụng cũng ê chề

Mỗi một trò ra một lũ hề

Cười khóc mặt kia thường giả dối

Gian ngay vai ấy mặc khen chê.

…….

Là một nhân sĩ yêu nước, tuy chưa kịp tham gia Việt Minh từ thời tiền khởi nghĩa, nhưng nhân cách đẹp của Bùi Kỷ đã thể hiện khi lịch sử sang trang. Cụ đã được mời ra làm Chủ tịch hội Liên Việt , Chủ tịch Hội Văn hoá cứu quốc, rồi Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu III.

Ở những nơi cơ quan liên khu đóng, có lúc sơ tán tránh địch, như Ninh Bình, Thanh Hoá, Hoà Bình…người ta gặp một cụ già hiền hậu, có chòm dâu thưa mà trẻ em thương hay gieo gọi là “cụ Hồ” đó là cụ Bùi Kỷ,

Trong kháng chiến cụ Bùi làm nhiều thơ. Có thể trích hai câu trong bài hoạ thơ bạn:

Kháng chiến gian lao vô đạn lão

Hiệu lao báo quốc cảm ngôn luân.

(Kháng chiến gian lao già chẳng ngại.

mảy may báo trước đáng công a?)

                      (Nguyễn Văn Huyền dịch)

Kháng chiến sắp thành công, cụ Bùi tham gia chỉnh huấn và có dịp gặp mặt Hồ Chủ tịch. Cụ đã nhắc lại kỉ niệm gặp Nguyễn Ái Quốc tai nhà Phan Chu Trinh ở Paris, Hồ Chủ Tịch cười bảo : “Phải,và chỉ có một lần ấy thôi”.

Đúng là thời ấy, (trước 1917) Bác Hồ còn rất ít đi lại.

Kháng chiến thành công, cụ Bùi Kỷ được Hồ Chủ tịch mời lên Thủ đô Hà Nội đảm nhận công tác, tham gia Đoàn Chủ Tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam, tham gia Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam, và làm Hội trưởng Hội Việt – Trung hữu nghị. Trong cương vị mới, cụ Bùi hai lần sang Trung Quốc thắt chặt tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Trên đất bạn, cụ đã để lại nhiều bài thơ, trong đó có bài viếng mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái :

Anh phong suy nhập Châu Giang thuỷ

Trường dữ nhân gian tẩy bất bình

(Khí hùng hoà nhập dòng châu thuỷ

Mãi với nhân gian rửa bất bình)

                                          NVH dịch

Trong công việc bề bộn với nhiều chức vụ đối nội, đối ngoại của một nhân sĩ tích cực, cụ Bùi Kỷ không ngừng tham gia hoạt động văn hoá. Cụ đã tham gia hiệu đính và giới thiệu một loạt các tác phẩm cổ điển Việt Nam như Truyền kì mạn lục, cùng với các cụ Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tham gia hiệu đính hai tác phẩm đồ sộ: Tam quốc diễn nghĩaHồng lâu mộng.

Trong tuổi già nhà văn hoá Bùi Kỷ vẫn chưa muốn nghỉ ngơi. Trên giường bệnh năm 1960, cụ đã viết xong bài trường ca kỉ nguyên mới gồm 344 câu:

…Cuộc cách mạng bấy lâu mơ ước                

Bừng đất trời sáng rực núi sông

Vĩ đại thay Đảng tiền phong

Nức danh tám cõi, ghi công muôn đời!...

Chẳng bao lâu cụ đã vĩnh biệt cõi đời trong tuổi 73, trùng vào ngày kỉ niệm 70 năm sinh của Hồ Chủ tịch: 19-5-1960. Hai ngày trước đó cụ đã gượng dậy viết bốn câu thơ chúc thọ Bác Hồ:

Kính thướng Hồ Chủ Tịch :

Dân tộc anh hùng bách luyện thân

Lão lai anh mẫn tráng tinh thần

Nhân sư đạo đức quang thiên địa

Bồi dương giang sơn bất lão xuân

Kỷ sở dĩ đắc hữu kim nhật, giai do

Chủ tịch giáo dục chi công. Cẩn hữu

tứ thuyết, liêu dương chúc từ.

                                       Kỷ bái

( Nhất cửu lục linh, nhũ nguyệt, thập nhất)

Dịch như sau:

Kính dâng Hồ Chủ tịch:

Anh hùng dân tộc luyện thân

Tuổi già mà vẫn tinh thần hơn ai

Bốn phương đạo đức sáng ngời

Non sông vun đắp đời đời thanh xuân.

Kỷ tôi sở dĩ có được như ngày hôm nay đều do công giáo dục của Chủ tịch. Xin có bốn câu thơ vụng về tạm làm lời chúc.

                                                Kỷ kính bút 17-5-1960.

Nguồn: Xưa và Nay, số 83, tháng1-2001.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.