Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 22/11/2007 23:45 (GMT+7)

Bệnh tả do týp huyết thanh Ogawa

Khởi phát của bệnh tả thường rất đột ngột

Bệnh tả là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hóa, khởi phát đột ngột. Đây là bệnh do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra.  Người bệnh không có cảm giác đau bụng nhiều nhưng đi ngoài nhiều lần và phân toàn nước. Một số người có cảm giác nôn. Nếu không được điều trị, bù dịch kịp thời, cơ thể sẽ mất nước nhanh chóng, nhiễm độc axít, trụy mạch, hạ huyết áp, hạ đường huyết và suy giảm chức năng thận. Thể nhiễm khuẩn không triệu chứng thường xảy ra nhiều hơn thể lâm sàng, nhất là đối với bệnh tả do týp sinh học El Tor. Các thể nhẹ chỉ là tiêu chảy thông thường và hay gặp ở trẻ em. Những bệnh nhân nặng nếu không được điều trị sẽ tử vong nhanh trong vòng vài giờ, tỷ lệ mắc/chết có thể trên 50%, nếu được điều trị đúng thì tỷ lệ này là dưới 1%.

Sự nguy hiểm của bệnh là dễ xảy ra thành dịch, nhất là những nơi có điều kiện vệ sinh kém. Nếu đó là vùng xa đô thị, dân trí thấp, chất lượng cuộc sống và dịch vụ y tế kém phát triển thì bệnh sẽ trở thành mối đe dọa cho tính mạng người bệnh.

Bệnh tả dễ phát tán thành dịch

Phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) nhóm huyết thanh O1 bao gồm 2 týp sinh học cổ điển và El Tor, mỗi týp sinh học gồm có các týp huyết thanh như Inaba, Ogawa và Hikojima nhưng Hikojima là týp huyết thanh ít gặp. Hình ảnh lâm sàng của bệnh tả do các týp gây ra thường tương tự nhau vì chúng cùng tạo ra độc tố ruột như nhau. Bên cạnh đó thì nhóm huyết thanh O139 của Vibrio cholerae cũng làm xuất hiện một số điểm dịch. Hiện nay týp sinh học El Tor là phổ biến ở các vụ dịch tả trên thế giới. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự tồn tại ổ chứa vi khuẩn tả trong môi trường của các loài động vật thủy sinh và các động vật phù du sống trong nước mặn và các vùng cửa sông. Đường lây truyền bệnh qua ăn uống các thức ăn hoặc nước uống có chứa vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt là ăn uống những thức ăn chế biến từ hải sản có chứa vi khuẩn tả mà không được nấu chín hay vệ sinh chế biến bảo đảm chất lượng. Những loài thủy sinh sống ở vùng cửa sông, ven biển có khả năng tồn tại ổ chứa thiên nhiên của Vibrio cholerae týp huyết thanh Inaba. Bệnh sẽ trầm trọng hơn và dễ bùng phát thành dịch nếu vi khuẩn gây bệnh được phát tán ở nơi có điều kiện đời sống thấp.

Không ăn rau sống trong vụ dịch.
Không ăn rau sống trong vụ dịch.
Những người thiếu axít dịch vị có nguy cơ mắc bệnh cao, trong khi trẻ đang bú mẹ thì được bảo vệ. Bệnh tả thuộc thể nặng, thường xảy ra nhiều hơn ở người có nhóm máu O. Sau khi nhiễm khuẩnlâm sàng ban đầu do Vibrio cholerae O1 týp sinh học cổ điển sẽ tạo ra kháng thể với týp sinh học cổ điển và týp sinh học El Tor, nhưng nếu nhiễm khuẩn lâm sàng ban đầu do týp El Tor thì chỉ bảo vệđược týp này mà thôi. Những nhiễm khuẩn ở chủng O1 không có khả năng bảo vệ đối với chủng O139 và ngược lại.

Bệnh nhân có dương tính với vi khuẩn tả cũng là đối tượng truyền bệnh nguy hiểm, kể cả khi đã bình phục nhưng vi khuẩn còn tồn tại trong phân của người bệnh vài ngày, thậm chí là vài tháng sau đó. Do đó bệnh rất dễ lây nếu không có cách phòng hiệu quả.

Theo kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, vi khuẩn tả đang hoành hành tại nhiều tỉnh thành nước ta hiện nay thuộc týp huyết thanh Ogawa, một týp cổ điển.

Thực hiện tốt nguyên tắc bàn tay sạch

Đối với người bệnh tả cần tiến hành tẩy sát khuẩn phân, chất nôn, quần áo và đồ dùng cá nhân bằng nhiệt độ cao, các chất diệt khuẩn đặc hiệu. Địa bàn xảy ra dịch cũng cần được làm sạch môi trường bằng thuốc diệt khuẩn. Những người từng ăn uống, tiếp xúc với bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe. Điều tra nguồn nước, nguồn thức ăn mà người bệnh sử dụng trước khi phát bệnh để loại trừ triệt để nguồn bệnh. 

Năm 1993, tại 78 nước xuất hiện bệnh tả có gần 377.000 người mắc, trong đó tử vong trên 6.700 ca. Cũng trong năm 1993, hơn 50% ca bệnh được báo cáo trên toàn cầu là ở Tây Bán Cầu, và đến năm 1994, hơn 950.000 bệnh nhân tả trên thế giới cũng thuộc 21 nước ở Tây Bán Cầu.

Trong điều trị phải bù dịch ngay số lượng đầy đủ các dung dịch điện giải để điều chỉnh lượng nước mất, sự toan hóa máu và hạ đường huyết. Những bệnh nhân nhẹ có thể bổ sung lượng dịch bằng đường uống. Đi liền với biện pháp bù dịch nhanh chóng là bệnh nhân cần được sử dụng kháng sinh.Tuy nhiên khi dịch bệnh xảy ra không nên dùng kháng sinh rộng rãi cho toàn thể cộng đồng nơi xảy ra dịch mà chỉ dùng cho người bệnh và tùy theo từng mức độ bệnh để tránh tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Các nguyên tắc vệ sinh ở bệnh viện cần được thực hiện chặt chẽ để tránh bệnh lây lan ngay trong bệnh viện, đặc biệt là nguyên tắc bàn tay sạch và chống ruồi nhặng.

Bệnh tả tuy dễ gây thành dịch nhưng có thể phòng chống tốt nếu mọi người thực hiện tốt việc ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn không rõ nguồn gốc và không bảo đảm vệ sinh, nhất là thức ăn chế biến từ thủy hải sản. Vệ sinh nơi ở thường xuyên không cho ruồi nhặng xâm nhập, rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người bị tiêu chảy vì bất kỳ căn nguyên gì cũng không được chế biến thức ăn. Những người bị bệnh cần đến cơ sở y tế để điều trị sớm, nhất là với các bệnh nhân thể nặng.

Hiện nay sử dụng vaccin tả cũng là một biện pháp để phòng bệnh.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.