Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 24/10/2005 14:30 (GMT+7)

Bệnh phù đầu lợn và biện pháp phòng trị

Bệnh thường gặp ở lợn sau cai sữa, từ hai đến ba tháng tuổi với hội chứng sưng thũng mí mắt và vùng đầu của lợn bệnh. Đây là một bệnh truyền nhiễm ở lợn gây ra do một số chủng vi khuẩn E.coli, làm cho lợn bị mắc bệnh và chết với tỉ lệ rất cao (50 đến 70% số lợn bệnh chết), gây nhiều thiệt hại kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, nhất là lợn ngoại và lợn lai. Thiệt hại của bệnh đôi khi hết sức nghiêm trọng, thí dụ: Hợp tác xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong năm 2000, bệnh phù đầu do vi khuẩn E.coli phối hợp với bệnh ỉa chảy do vi khuẩn thương hàn đã xảy ra làm chết 297 lợn sau cai sữa, trong đó khoảng 60% lợn chết có hội chứng phù đầu.

Nguyên nhân

Bệnh phù đầu lợn là do một số chủng vi khuẩn E.coli gây ra. Những chủng E.coli này xâm nhập vào đường tiêu hóa của lợn, gây tổn thương niêm mạc dạ dày, ruột non, ruột già…Từ những tổn thương ở niêm mạc đường tiêu hóa, vi khuẩn vào máu đến các nội quan khác để gây tổn thương. Nhưng điều quan trọng là vi khuẩn tiết ra độc tố; độc tố vào máu tác động đến não gây xung huyết, tích đọng dịch xuất huyết ở não, chèn ép các trung khu điều hành các nội quan, có thể làm cho lợn bệnh có hội chứng thần kinh như run rẩy, đi lại xiêu vẹo và chết đột ngột. Đặc biệt độc tố của các chủng vi khuẩn E.coli gây dung giải hồng cầu, phá vỡ một số mao mạch ngoại vi ở hầu, mi mắt, má của lợn…gây ra tích đọng dịch thẩm xuất ở đó, tạo nên hội chứng phù đầu ở lợn bệnh. Một số lợn bị bệnh nặng, đôi khi còn thấy hiện tượng phù thũng ở cổ và ngực.

Một số triệu chứng lâm sàng đặc trưng: Thời gian ủ bệnh từ hai đến bốn ngày, lợn bị bệnh ở hai thể: Thể tối cấp tính và thể cấp tính.

Ở thể tối cấp tính:Bệnh diễn biến rất nhanh, lợn có hội chứng thần kinh như đi lảo đảo, co giật, rên la rồi lăn ra chết đột ngột. Đặc biệt lợn bệnh chỉ tăng nhiệt độ so với lợn khỏe khoảng 0,5oC (40oC đến 40,5oC). Ở thể tối cấp tính lợn bị chết 100% trong thời gian bị bệnh từ một đến hai ngày.

Ở thể cấp tính:Lợn thể hiện rõ hội chứng phù thũng như sưng mọng hai mí mắt, làm cho mắt luôn nhắm nghiền, hầu sưng thũng; hai bên má lợn xuống đến cổ cũng đều phù thũng; da lợn vàng bủng và niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu. Lợn bệnh thường chết sau hai đến năm ngày sau khi phát bệnh và tỷ lệ chết 60 đến 70% so với số lợn bị bệnh.

Mổ lợn chết do bệnh phù đầu, người ta thấy: Phù nề và xuất huyết ở vỏ đại não; niêm mạc dạ dày, niêm mạc ruột. màng treo ruột…đều phù thũng và xuất huyết; niêm mạc dưới da nhợt nhạt, đôi khi cũng có tích nước.

Chẩn đoán

Phát hiện lợn bệnh trước hết căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng: Lợn chết đột ngột, có hội chứng thần kinh và hiện tượng phù thũng mí mắt và phù đầu. Tuy nhiên, để xác định bệnh một cách chính xác, người ta phải lấy bệnh phẩm nuôi cấy trên môi trường để tìm các chủng vi khuẩn có kháng nguyên O và kháng nguyên K gây dung huyết. Bênh phù đầu thường phát sinh vào thời gian lợn gặp các yếu tố bất lợi (stress) do thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc từ nóng sang lạnh; thức ăn của lợn không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và chuồng trại, môi trường chăn thả lợn kém vệ sinh.

Điều trị

Đến nay đã có một số loại kháng sinh đặc hiệu có khả năng điều trị được lợn bệnh. Ta có thể dùng một trong các kháng sinh sau đây:

-Enrofloxacin: Dùng liều 25 đến 30mg/kg thể trọng lợn; liệu trình điều trị 4 đến 5 ngày. Thuốc dùng tiêm bắp thịt.

-Lincosetryl: Dùng liều 1ml/8 đến 10kg thể trọng lợn; liệu trình điều trị 3 đến 5 ngày. Thuốc tiêm dưới da, bắp thịt.

-Hanoxylin LA –20%: Dùng liều 1ml/10kg thể trọng lợn; tiêm bắp thịt; liệu trình điều trị 3 đến 5 ngày.

-Amoxycol: Dùng liều 1ml/10kg thể trọng; thuốc tiêm bắp thịt; liệu trình điều trị 3 đến 5 ngày liền.

Cùng với thuốc kháng sinh điều trị cần dùng các loại thuốc nâng cao thể trọng và trợ sức cho lợn bệnh như dung dịch điện giải Unilyte Vitamin C, Gluvit – C pro, Vitamin B2 và Cafein. Tuy nhiên, thuốc điều trị chỉ có hiệu lực cao khi phát hiện sớm được lợn bệnh và điều trị kịp thời. Nếu phát hiện lợn bệnh chậm, điều trị muộn thì tỉ lệ lợn khỏi bệnh không cao, vì vi khuẩn có thể bị tiêu diệt sau 3 đến 5 ngày điều trị nhưng độc tố của vi khuẩn E. coli vẫn tồn tại trong máu, phủ tạng của lợn và vẫn gây ra các tác hại cho lợn. Lợn được điều trị thật tích cực thì tỷ lệ khỏi bệnh chỉ đạt 30 đến 40% số lợn được điều trị.

Quy trình phòng bệnh

Gồm ba biện pháp:

1. Sử dụng văcxin tiêm phòng bệnh cho lợn. Có thể dùng một trong hai văcxin sau đây:

- Văcxin phòng bệnh phù đầu ở lợn được chế tạo từ các chủng E. coli có kháng nguyên K và O gây bệnh phù đầu. Đây là một văcxin chuồng do Viện Thú y sản xuất có hiệu quả cao.

- Văcxin Rokovac do Tiệp Khắc sản xuất đã được phép sử dụng ở Việt Nam : Dùng tiêm cho lợn nái chửa hai lần vào 5 tuần và 2 tuần trước khi sinh. Lợn nái được tiêm sau 2 tuần sẽ tạo được miễn dịch chống các chủng E. coli gây dung huyết; miễn dịch sẽ được truyền cho lợn con qua sữa, tạo được miễn dịch thụ động cho lợn con phòng bệnh phù đầu.

2. Thực hiện tốt vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn thả lợn,có định kỳ phun thuốc sát trùng bằng một trong các loại thuốc sát trùng VIM – IODIN 5% 0; HAN – IODIN 5% 0; ANTISEP theo liều 3ml/1lít nước phun đều vào chuồng trại và sân chơi của lợn, cứ 7 ngày/lần.

3. Nuôi dưỡng đàn lợn theo khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là đối với đàn lợn sau cai sữa cần tăng lượng đạm (17% trong thức ăn), các vitamin B, C và khoáng vi lượng để tăng sức đề kháng với bệnh.

Quy trình phòng bệnh trên đây đã đươc nhiều cơ sở chăn nuôi lợn ngoại vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long áp dụng có hiệu quả phòng chống bệnh phù đầu cho lợn.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 56 (1774)

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.