Băn khoăn về một chữ Tòng
Nhân tướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Đã nói lên mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên một cách rõ ràng, sâu sắc: người đưa mắt ra bên ngoài cửa để ngắm trăng và dường như trăng cùng đồng cảm với người nên mới đến bên khe cửa để ngắm người trong ngục tối.
Hình ảnh, tâm tình ấy không phải là điều khó hiểu. Nhưng nếu chỉ căn cứ theo bản dịch thơ của các dịch giả mà không dựa vào nguyên văn chữ Hán của Bác hoặc bản phiên âm Hán Việt thì không thể nào hiểu hết tư tưởng, tình cảm… của nhà các mạng vĩ đại Hồ Chí Minh.
Riêng câu kết: Nguyệt tòng song khích khán thi giaphải hiểu như thế nào cho đúng?
Câu trên, trong “Thơ ca Hồ chủ tịch” - tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường (Nxb GD Giải phóng, 1974, tr 46), phần dịch nghĩa, có ghi: trăng nhòm qua khe cửa ngắm nhà thơ.Trong “Ngữ văn 8, tr 2. Sách giáo khoa thí điểm, Nxb Giáo dục, 2002, tr 36), phần dịch nghĩa, có ghi: Từ qua khe cửa, trăng ngắm nhà thơ(Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù- bản dịch của hai quyển sách giáo khoa trên đều ghi Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Điều tôi băn khoăn là bằng con đường nào mà chữ tòng(từ Hán - Việt trong “Vọng nguyệt”) có từ thuần Việt là “theo”, “tới” (đến)… (Thiều Chửu, Hán Việt Tự điển, Nxb Tp. HCM, 1997, tr 194) khi chuyển sang thuần Việt lại mang nghĩa là nhòm? “Nhòm” là cách nói theo phương ngữ Bắc, phương ngữ Nam là “dòm”. “Dòm” là: nhìn qua khe hở, chỗ hổng…(Viện Ngôn ngữ, Từ diển tiếng Việt,Nxb KHXH - Trung tâm Từ điển học, HN, 1994, tr 252). Cả hai từ “nhòm”, và “dòm” đều là khẩu ngữ, đơn phong cách. Từ toàn dân (đa phong cách) của nó là “nhìn”. Ở đây, có mối quan hệ giữa “nhòm” (dòm) và “theo,…” không? Các hành động “nhòm” “theo,…” này rõ ràng không cùng một bộ phận, không cùng một trường nghĩa. “Theo,…” là hoạt động dời chuyển, cơ bản là hoạt động của chân… Còn “nhòm” là hoạt động của mắt (tri giác). Từ nhòmđặt trong câu Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơlàm cho người nghe chưa thoả mãn. Từ nhòmlà một từ thuộc khẩu ngữ, mang sắc thái bình dân, không trang trọng trong khi cả bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh là một hệ thống những từ mang ý tưởng sâu xa, trang nghiêm, thể hiện được tầm cao của một nhà tư tưởng lớn. Vậy mà không biết tại sao Nguyệt tòng song thích khán thi gialại có thể dịch thàh Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ?Nếu có một học sinh lớp 8 học sách chỉnh lí đối chiếu câu thơ chữ Hán của Bác và cách ghi trong sách giáo khoa và hỏi: Tại sao trong sách giáo khoa tòng có nghĩa là theo nhưng trong dịch thơ, tòng lại là nhòm?Thì giáo viên sẽ trả lời như thế nào? Trong Ngữ văn 8(Sđd), phần giải nghĩa chữ Hán (tr 37), chữ tòng song khích khán thi giađược hiểu là theo, như sách Ngữ văn 8đã ghi? Và nếu như vậy thì câu Nguyệt tòng song khích khán thi gianên chăng có thể chuyển sang thuần Việt là trăng theo khe cửa ngắm nhà thơ?
Trong câu Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ,ta thấy có hai động từ chỉ hành động tri giác: đó là: “nhòm” và “ngắm”. Mắt là để nhòm, ngắm… nhưng phải có đối tượng để nhòm, ngắm. Trong câu thơ trên, đối tượng để tri giác của “nhóm” là “khe cửa”, còn đối tượng tri giác của “ngắm” là “nhà thơ”. Chủ thể của hai hành động tri giác này là “trăng”. Ta có mô hình với chức năng của những từ trong câu thơ này như sau: (hình 1).
![]() |
Hoặc có thể hiểu theo cấu trúc khác: (hình 2).
![]() |
Như trên đã nói, “nhòm” là “ nhìn qua khe hở, chỗ hổng”. Vậy (hình 2) có thể hiểu là Trăng nhòm(qua) khe hở(để) ngắm nhà thơ?“Khe cửa” ở đây đã trở thành “vật cản” của “nhòm”. Vì muốn đạt mục đích là “ngắm nhà thơ”, trăng phải “nhòm qua khe cửa”?
Việc nhòm qua khe cửa và đến bên khe cửa để nhìn vào một nơi nào đó là hai việc khác nhau. Nhìn qua khe cửa biểu hiện của sự tò mò, thiếu trong sáng. Còn nhìn (qua) khe cửa (để) ngắm nhà thơ, như mô hình 2 cho thấy chủ thể (trăng) dường như cũng rất tò mò nhưng rất hờ hững, xa xôi; đồng thời nó cho thấy không gian giữa người và trăng chưa thật gần gũi, chưa thể hiện được sự giao hoà giữa trăng và người: người nhìn trăng, trăng(từ nơi xa xôi) nhìn người qua khe cửa.Đến bên khe cửa nhìn vào thể hiện tính chủ động, gần gũi của chủ thể (trăng) với người (nhà thơ): người tù trong ngục tối dõi mắt ra nơi xa để thưởng thức cái đẹp của trăng. Trăng dường như hiểu điều đó. Và cũng để đáp lại lòng yêu trăng của người ngắm, trăng mới đến gần hơn, gần hơn, đến bên khe cửa để ngắm người đã ngưỡng mộ mình.Biểu hiện điều này, tác giả dùng: Nguyệt tòng song khích khán thi gia.Ta có mô hình câu thơ này với chức năng của các từ trong câu như sau: (Hình 3).
![]() |
Mô hình trên cho thấy chủ thể “trăng” có khả năng thực hiện hành động dời chuyển ( tòng:tới, đến). Hành động này có điểm đến ( song khích:khe cửa) và có mục đích ( khán thi gia:ngắm nhà thơ).
![]() |
hướng: xoay về - Đào Duy Anh, Từ điển Hán - Việt, Nxb KHXH, HN, tr 405). |
Sau khi so sánh các mô hình (1), (2), (3), (4), thì chữ tòng,trong Nguyệt tòng song khích khán thi gia,còn có thể hiểu là nhòm như trong sách giáo khoa nữa không, và câu thơ này được chiếu với từ thuần Việt (dưới dạng dịch thơ) như thế nào đó là quyền quyết định của quý bạn đọc.
Phân tích các tác phẩm văn học mà chỉ chú ý phân tích các yếu tố nội dung mà không quan tâm đến cái công cụ làm nên cái nội dung ấy thì thật sự là một sự thiếu sót. Đặc biệt là khi phân tích các tác phẩm văn học bằng chữ Hán thì việc đối chiếu, phân tích từ ngữ là một việc làm không thể thiếu. Hi vọng bài viết này sẽ đem đến cho quý bạn đọc - đặc biệt là giáo viên dạy Ngữ văn 8 hiện nay có cái nhìn mới khi phân tích bài Vọng nguyệtcủa Hồ Chí Minh.
Nguồn: Ngôn ngữ & Đời sống, 5 - 2008, tr 23