Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 28/03/2012 20:30 (GMT+7)

“Bắc môn tỏa thược”

Đoạn viết trên tôi trích từ “mạng” ra. Hơn ba mươi năm trước, trong lần về tham quan cố đô Hoa Lư, tôi cũng đã được nghe người quản lý di tích nói về bốn chữ đó. Vì đi đông người và thăm nhiều nơi nên tôi không hỏi kỹ được. Tôi đã lưu tâm khi đọc lịch sử, đã hỏi han nhiều người nhưng không được biết gì hơn. Tôi đành suy luận dựa trên sử sách.

Bốn chữ trên ra đời ít nhất cách nay hàng ngàn năm, tức là từ trước ngày vua Lý Công Uẩn thiên đô ra Thăng Long. Nói thế, cũng có thể từ hàng ngàn năm trước nữa. Bởi các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến của dân tộc ta đều là chống giặc xâm lược và chiếm đóng từ phương Bắc.

Thời vua Hùng đời thứ 6, giặc Ân đã xâm phạm bờ cõi nước ta, có thần thoại về người anh hùng sinh ra ở làng Gióng. Năm 40-43 sau Công nguyên là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Đông Hán. Hai trăm năm sau là cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống quân nhà Ngô (246-248). Ngót ba trăm năm sau, vào năm 542 là cuộc nổi dậy chống ách đô hộ của nhà Lương do Lý Bí lãnh đạo. Một trăm tám mươi năm sau, vào năm 722 là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan chống ách chiếm đóng của nhà Đường.

Vào khoảng từ năm 766 - 779, là cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng chống ách cai trị hà khắc của nhà Đường. Tới năm 938, nổ ra cuộc kháng chiến oanh liệt chống quân Nam Hán xâm lược do Ngô Quyền chỉ huy với trận Bạch Đằng nổi tiếng…

Tôi đồ rằng bốn chữ “Bắc môn tỏa thược” ra đời dưới triều đại vua Lê Đại Hành. Đọc sử chúng ta biết, đầu năm 981 nhà Tống phát quân sang đánh Đại Cồ Việt. Chúng chia quân theo hai ngả. Cánh bộ theo ngả Lạng Sơn. Cánh thủy tiến vào sông Bạch Đằng. Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) trực tiếp cầm quân đi chống giặc. Ông vốn là vị tướng tài dưới cờ vua Đinh Tiên Hoàng. Triều nhà Đinh, quân đội đã tổ chức khá quy củ. Cả nước có 10 đạo quân, Lê Hoàn được phong là Thập đạo tướng quân cai quản cả 10 đạo quân ấy. Tháng 10 năm 979, vua Đinh bị sát hại. Để chống giặc, vào tháng 7 năm 980 quân sĩ đã tôn ông lên ngôi thiên tử. Sau hai trận thắng lớn ở Bạch Đằng và Tây Kết, giết chủ tướng Hầu Nhân Bảo, bắt sống Quách Quân Biện, quân giặc tháo chạy.

Lê Đại Hành là vị vua có tài. Dẹp nội loạn, khéo bang giao giữ thể diện quốc gia không bị nước lớn chèn ép. Có thể nói, Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Việt. Đó là chính sách mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết. Nhà Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất châu Á đương thời đã phải từng bước thừa nhận quốc gia độc lập Đại Cồ Việt. Có lần sứ nhà Tống đòi vua quỳ nhận sắc phong, vua Lê lấy cớ đau chân không quỳ. Vua còn đề nghị nước Tống có chiếu thư cho sứ giả đến biên giới báo tin, triều đình Hoa Lư sẽ cử người lên tiếp nhận. Vua Tống cũng phải đồng ý…

Nhiều sử gia, học giả phát hiện bài thơ “Nam quốc sơn hà”, một kiệt tác văn chương cũng là bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam xuất hiện đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất và được Lý Thường Kiệt vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai. Dưới triều đại Lê Hoàn còn xuất hiện một bài thơ được đánh giá như một bản Tuyên ngôn hòa bình. Nhà sư Pháp Thuận đã trả lời Vua về vận nước vắn dài trong bài thơ “Quốc tộ”. Năm 1005, Lê Hoàn qua đời thọ 65 tuổi. Ông ở ngôi được 26 năm.

*

Qua thắng lợi cũng như thất bại của các cuộc chiến, ông cha ta cũng phải “tổng kết chiến tranh” và đã rút ra một kết luận mang tính chất tồn vong, sinh tử của dân tộc rằng: Cửa phía Bắc phải giữ chặt!

Từ đức Thái tổ nhà Lý thiên đô ra Thăng Long đến nay dân tộc ta cũng lại đã phải trải qua 6 cuộc chiến lớn chống giặc từ phương Bắc: Lý - Tống (1077); Trần - Nguyên Mông 3 lần (1258, 1285, 1288); Lê - Minh (1427); Quang Trung - Thanh (1789).

“Bắc môn tỏa thược”: Lời của cha ông như còn văng vẳng bên tai!

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.