Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 15/05/2012 18:34 (GMT+7)

Áp dụng hệ thống kín súc rửa dạ dày

Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng hàng năm cấp cứu trên 300 trường hợp bệnh nhân tự độc, hoặc ngộ độc qua đường tiêu hóa với phổ biến là các thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật và một số thuốc tân dược… nên phải tiến hành súc rửa dạ dày.

Trong các trường hợp ngộ độc qua đường tiêu hóa, ngoài việc gây nôn cho bệnh nhân ở nhà thì lúc vào cấp cứu bệnh viện súc rửa dạ dày là một trong các biện pháp nhằm hạn chế hấp thu, loại bỏ độc chất qua đường tiêu hóa trong cấp cứu ngộ độc đường uống. Nếu được thực hiện sớm, đúng kỹ thuật thì đây là phương pháp rất hiệu quả để hạn chế hấp thu độc chất. Súc rửa dạ dày trong vòng một giờ sau khi uống có thể loại bỏ được tới 80% lượng độc chất uống vào. Nếu rửa muộn hơn sẽ kém hiệu quả, loại bỏ được ít độc chất. Tuy nhiên, vẫn có thể giảm nhẹ mức độ ngộ độc xuống dưới liều tử vong, hoặc chí ít cũng giảm nhẹ mức độ ngộ độc. Ngoài ra, rửa dạ dày còn giúp lấy dịch để xét nghiệm độc chất giúp cho chẩn đoán nguyên nhân.

Rửa dạ dày thường được kết hợp với các biện pháp như: cho than hoạt  sau khi rửa dạ dày để làm giảm hấp thu độc chất trong lòng ống tiêu hóa, sau đó dùng thuốc nhuận trường để nhanh chóng đưa độc chất ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, súc rửa dạ dày không đúng chỉ định, sai kỹ thuật có thể dẫn tới các biến chứng với những hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong.

Trước đây, những trường hợp ngộ độc qua đường tiêu hóa được xử trí loại bỏ chất độc bằng biện pháp kỹ thuật súc rửa dạ dày mở với phương pháp kinh điển: Đặt ống thông Fauchet vào dạ dày, ống thông có  phễu để cho nước vào dạ dày số lượng 500 ml nước, sau đó hạ ống thông xuống thấp cho nước ra trở lại qua ống thông vào một thau đựng, thao tác này lập lại nhiều lần cho đến khi dịch dạ dày trong không còn mùi thuốc.

Súc rửa  dạ dày theo cách này có những nhược điểm: Thực hiện mất nhiều nhân viên (tối thiểu có 2 người để súc dạ dày), mất nhiều thời gian, khó kiểm soát lượng nước đưa vào mỗi lần nếu quá nhiều bệnh nhân dễ nôn dẫn đến sặc hít vào phổi; chất thải có độc từ bệnh nhân ra ngoài có thể gây nhiễm độc qua da và đường hô hấp cho bệnh nhân và nhân viên y tế.

10 năm trở lại đây, để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho nhân viên y tế khi thực hiện súc rửa dạ dày, Y học đã đề xuất hệ thống kín súc rửa dạ dày, nhưng cho đến hiện nay chưa có một thiết bị dụng cụ súc rửa dạ dày nào hoàn chỉnh và hiện đại. Tại Việt Nam, ngay cả các bệnh viện lớn vẫn chưa trang bị được hệ thống kín súc rửa dạ dày hiện đại. Trên thị trường có giới thiệu các thiết bị  để súc rửa dạ dày chủ yếu có các sản phẩm máy súc rửa dạ dày của Trung Quốc, các thiết bị này ít được sử dụng tại Việt Nam với lý do không phải một hệ thống kín để súc rửa dạ dày đầy đủ, không hơn 1 thiết bị máy hút đàm giải, dịch dạ dày đang sử dụng tại các bệnh viện.

Xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu thực tế tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, hàng năm có nhiều trường hợp ngộ độc vào cấp cứu phải sử dụng kỹ thuật súc rửa dạ dày theo lối kinh điển, dựa trên kinh nghiệm các trường hợp bị tai biến của các tuyến trước (các trạm y tế, các bệnh viện huyện trong tỉnh mỗi năm có trên 10 trường hợp súc rửa dạ dày có biến chứng), dựa trên nguyên tắc hệ thống kín và mô hình mẫu túi nylon súc rửa dạ dày của Bệnh viện Bạch Mai, BS Phan Văn Điền - Trưởng Khoa khám bệnh, cấp cứu BVĐK Lâm Đồng đã nghiên cứu tự chế 1 hệ thống súc rửa dạ dày kín thực hiện từ tháng 2 năm 2007 với các đặc điểm: Làm bằng các vật liệu dễ tìm, có bán trên thị trường (bình nhựa, dây ống nước, van, bình nước nóng lạnh, máy hút); giá thành thấp (tổng chi phí cả hệ thống 5 - 6 triệu đồng); bền (dùng trên 5 năm); dễ sử dụng.

Mục đích cải tiến lại kỹ thuật súc rửa dạ dày mở kinh điển trước đây và áp dụng theo phương pháp hệ thống súc rửa dạ dày - ruột kín. Hệ thống súc rửa dạ dày kín có nhiều ưu điểm: Dễ sử dụng chỉ cần 1 nhân viên y tế có thể tiến hành thủ thuật súc rửa dạ dày cho bệnh nhân; kiểm soát được nhiệt độ nước đưa vào; điều tiết số lượng nước đưa vào dạ dày giảm thiểu tình trạng nôn của bệnh nhân nên ít có nguy cơ viêm phổi hít; dịch thải có độc được thải qua hệ thống ống kín và đưa vào hệ thống xử lý chất thải của bệnh viện; có thể pha được nồng độ NaCl 9%o vào nước đưa vào dạ dày ruột tránh ngộ độc nước khi súc rửa với lượng nước  nhiều và các chất khác cần đưa vào dạ dày để hạn chế hấp thu độc chất vào máu; an toàn cho người bệnh, bảo vệ nhân viên y tế và khắc phục được các nhược điểm của các phương pháp trên.

Bệnh viện Lâm Đồng đã thực hiện 1.398 trường hợp súc rửa dạ dày kín và không bị tai biến như viêm phổi do hít (dịch từ dạ dày vào phổi), ngộ độc nước hoặc rối loạn nước, điện giải, hạ thân nhiệt… Hệ thống này đã được nhân rộng, lắp đặt tại Bệnh viện huyện Đơn Dương và Đức Trọng. Các phòng cấp cứu, khoa hồi sức tích cực các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và các trạm y tế xã, phường đều có thể dễ dàng áp dụng mô hình này. Giá thu viện phí súc rửa dạ dày hệ thống kín: 450.000 đồng/ca (theo quy định thu viện phí Bộ Y tế).

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.