Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 11/10/2006 23:22 (GMT+7)

Phẫu thuật xác chết không cần dao mổ

Trong các căn phòng để xác chết, cuộc cách mạng kỹ thuật đã bắt đầu dưới hình thức mổ xác không cần dao mổ. Có tên gọi là Virtopsy, phương pháp này được xem là thành công nhất tại Thụy Sĩ, và nó chính là ý tưởng của người đứng đầu ngành pháp y của Mỹ, Giáo sư Gil Brogdon của đại học Alabama.

Năm 1998, Gil đã báo động cho các đồng nghiệp về sự lo lắng của ông khi thấy Khoa Pháp y có nguy cơ suy tàn, và thấy rõ sự giảm sút số lượng các bác sĩ pháp y cùng những nhà nghiên cứu các vết thương do bệnh tật gây ra, là những chuyên gia duy nhất thành thạo trong việc nghiên cứu xác chết để làm sáng tỏ những nguyên nhân gây tử vong.

Để tạo thuận lợi cho công việc của những người kiên trì chọn hướng đi này, ông đề nghị hiện đại hóa những dụng cụ bằng cách áp dụng phương pháp hiển thị hình ảnh của y khoa. Và lời cảnh báo của Gil đã vang tới tận Berne, Thụy Sĩ, là nơi ra đời dự án Virtopsy về việc thực hiện phẫu thuật không mổ xác.

Về phía Giáo sư Georges Léonetti, bác sĩ pháp y của Bệnh viện Đại học La Timone ở Marseille thì khẳng định: “Rõ ràng là việc phân tích xác chết từ trước tới nay luôn luôn là việc không chỉ được thực hiện 1 lần nếu muốn”. Nó cũng giống như việc khai quật của khảo cổ học vậy.

Những nhà pháp y Thụy Sĩ đã tiến những bước khổng lồ. Phải nói rằng, những phương tiện và kinh phí  mà họ có sẵn khá là thuận lợi, với một nền kỹ thuật và những thiết bị hiển thị hình ảnh hoạt động 24/24 giờ được hoàn toàn dành cho công việc này. Kết quả: từ 3 năm nay, hàng trăm ca phẫu thuật không dùng dao mổ và khoảng 50 bài báo được công bố trên những tạp chí quốc tế có uy tín về pháp y.

Bước tiến đó rõ ràng là rất hấp dẫn: sự nhanh chóng, tính tinh sạch, độ chính xác, khả năng gửi đi những hình ảnh qua Internet, việc phân tích từ xa với các chuyên gia khác trong trường hợp nghi ngờ... Đó là chưa kể đến những ích lợi khác như: sự an toàn nếu xác chết có nguy cơ lây bệnh, một cách xử lý dễ dàng trong trường hợp bị từ chối mổ xác vì lý do tôn giáo, và cũng cho ra những tấm ảnh ít gây sốc hơn.

Tóm lại, “một quan điểm vệ sinh rất Thụy Sĩ”, đó là lời bình luận của Tiến sĩ Franck Clarot, bác sĩ pháp y và là chuyên gia chiếu xạ của Bệnh viện Rouen.

Tại Toulouse (Pháp), Tiến sĩ Fabrice Dedouit là chuyên gia pháp y đầu tiên quan tâm nghiêm túc về lĩnh vực này. Được sự đồng ý của chưởng lý Tòa phúc thẩm Toulouse, ông đã tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên của người Pháp về phương pháp mổ xác không cần dao bằng cách áp dụng phương pháp scanner (đôi khi sử dụng IRM) cho khoảng 40 xác, trước khi cùng tiến hành mổ xác theo phương pháp truyền thống.

Cũng như các đồng nghiệp Thụy Sĩ, ông đánh giá cao chất lượng hình ảnh có được khi chúng cung cấp thông tin rất chính xác đến từng chi tiết về những chấn thương mà các nạn nhân đã chịu.

Tử thi bọc trong bao trong suốt đang được đưa vào máy scanner.
Tử thi bọc trong bao trong suốt đang được đưa vào máy scanner.
Tiến sĩ Dedouit nói rõ: “Trước hết, việc hiển thị hình ảnh cho phép chẩn đoán đối tượng mà không cần tác động trực tiếp. Trong trường hợp có những vết đạn bắn, treo cổ, chấn thương trực tiếpở xương hoặc trên những xác chết đang thối rữa, bị thiêu cháy hoặc bị biến dạng do khí bốc ra khi thối rữa, thì rõ ràng là việc hiển thị hình ảnh tạo rất nhiều thuận lợi cho công việc về pháp y. Bởivì việc mổ xác thông thường có những hạn chế của nó.

Đối với bác sĩ pháp y, mục tiêu trước hết là việc chẩn đoán, nhưng trong thực hành, nhiều tình huống có thể đặt thành vấn đề. Chẳng hạn, một trường hợp bị nghẽn mạch do khí, nghĩa là có khí trong mạch máu hoặc trong tim. Trong trường hợp rất đặc biệt này, việc mổ xác dứt khoát phải được thực hiện bằng cách mở lồng ngực dưới nước để có thể thấy bọt khí nổi lên. Nhưng rõ ràng là việc đó chỉ có thể thực hiện nếu đã có nghi ngờ.

Tiến sĩ Dedouit còn giải thích: “Các tử thi luôn luôn được bọc trong các tấm vải trùm mà tia chiếu xạ có thể xuyên qua, cách này tránh khỏi việc lấy xác ra để thao tác khi thực hiện xét nghiệm hiển thị hình ảnh”. Đó là chưa kể đến việc tẩy trùng các căn phòng sau khi tiến hành xét nghiệm.

Việc mổ xác không dùng dao cũng gây nên nhiều vấn đề  ít có tính khoa học hơn. Trước hết là vấn đề kinh tế. Trung bình, việc thực hiện scanner và IRM toàn thân phải tốn kém hơn việc mổ xác thông thường tới 300 euro. Hơn nữa, việc tranh cãi cũng xoay quanh vấn đề đạo đức và luật pháp.  Cần phải tự hỏi về giá trị có sức thuyết phục của những dữ kiện được cung cấp. Nếu ta cung cấp cho một bồi thẩm đoàn những bằng chứng “dịu dàng” hơn, thì phản ứng của họ sẽ khác đi. Tuy nhiên, thực tế vẫn là thực tế. Do đó, phải lưu ý đến sự quy nạp của tính chủ quan”.

Dẫu sao đi nữa thì phương pháp mới này cũng đã có người ủng hộ. Từ nhiều tháng nay, tạp chí National Geographie đề nghị qua địa chỉ Internet của mình việc mổ xác không dùng dao cho xác ướp của một thiếu nữ người Inca bị hiến tế, được phát hiện tại Peru vào năm 2004.

Nguồn: Sciences et Avenir, cand.com.vn28/3/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.