Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 23/07/2004 17:34 (GMT+7)

Máy cấy lúa "Made in Việt Nam"

Tiếp nhận công nghệ của Nhật Bản, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã nghiên cứu, thiết kế được mẫu máy cấy phù hợp với điều kiện canh táctại Việt Nam. Hiện những chiếc máy đầu tiên này đã được đưa vào cấy thử nghiệm tại huyện Từ Sơn (Bắc Ninh).
Nhãn hiệu Việt Nam công nghệ Nhật Bản
Công trình máy cấy lúa sản xuất tại Việt Nam đã được các cán bộ của Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nghiên cứu từ nhiều năm nay trên cơ sở hồi phục, cảitiến từ các loại máy cấy của Nhật Bản. Tiến sĩ Lê Sỹ Hùng - Trưởng phòng Nghiên cứu động lực và cơ giới hóa canh tác cho biết: "Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đã cấy lúa bằng máy từ 20 - 30năm nay trên toàn bộ diện tích của họ. ở nước ta, đây vẫn còn là một công nghệ đang trong phạm vi nghiên cứu. Loại máy cấy mà chúng tôi chế tạo hiện nay vẫn dựa trên những nguyên lý cơ bản của nhữngloại máy cấy Nhật Bản, nhưng đã được bổ sung, cải tiến cho phù hợp với điều kiện canh tác và công nghệ chế tạo Việt Nam". Sở dĩ phải cải tiến máy cấy Nhật Bản, theo Thạc sĩ Vũ Đình Phiên - chuyên giađầu ngành về máy cấy, so với Nhật Bản, nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cây lúa phát triển rất nhanh, thời gian sinh trưởng của lúa ngắn hơn nên cần phải cải tiến máy cấy để đưa mật độ cấy lúadày hơn, bảo đảm năng suất đồng đều, đặc biệt giá thành chế tạo phải phù hợp với sức mua của người dân.
Theo thiết kế, loại máy cải tiến này có bốn bánh, người ngồi lái tự hành, động cơ xăng bốn thì với công suất 7,5 mã lực. Nâng, hạ máy bằng hệ thống thủy lực. Để sử dụng được loại máy này, nhất thiếtphải dùng mạ khay. Đây là loại mạ được gieo trong các khay nhựa chuyên dùng. Khi mạ phát triển lên 2,7-3,0 lá mới đem đi cấy. Máy cấy hoạt động theo nguyên lý cơ cấu cấy bốn khâu kiểu chải đẩy, táchtừng dảnh mạ rồi dúi vào mặt ruộng. Máy cấy được 4 - 6 hàng cùng lúc. Khoảng cách giữa các hàng cấy cố định 25cm, còn khoảng cách giữa các khóm mạ được điều chỉnh theo bốn cỡ khác nhau: 10 - 12 - 14- 16cm. Số khóm mạ trong 1m2 và số dảnh mạ trong một khóm có thể điều chỉnh, thay đổi được bảo đảm mật độ 40 - 50 khóm/m2 (2 - 3 dảnh/khóm). Bề rộng làm việc của máy 1,5m, chỉ cần một người ngồi điềukhiển. Công suất cấy trung bình của máy đạt 0,2 ha/giờ (tương đương 5,5 sào Bắc Bộ và bằng sức cấy của 5 người trong một ngày).
Triển vọng và trở ngại
Theo ông Vũ Đình Phiên, cấy lúa bằng máy không còn là vấn đề phức tạp nữa, kỹ thuật đã trong tầm tay. Vấn đề là phải đẩy mạnh nghiên cứu thì mới áp dụng được vì nông nghiệp nước ta đang phát triểnvới tốc độ cơ giới hóa rất cao, không lâu nữa người dân sẽ cần đến máy cấy. Tuy nhiên, để ứng dụng được vào thực tế còn rất nhiều trở ngại cần phải giải quyết. Do loại máy cấy chỉ sử dụng được mạkhay, nên trước tiên chúng ta phải xây dựng được các tổ hợp chuyên sản xuất mạ khay, thời gian đầu sẽ bán mạ cho nông dân cấy tay, sau đó mới tiến hành đưa máy cấy vào. Ngoài ra, Việt Nam cũng phảitừ bỏ hoàn toàn cách làm mạ dược ngoài đồng để cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm mạ đến khâu cấy. Thêm vào đó, máy cấy là loại máy đòi hỏi công nghệ chế tạo cao, các chi tiết phải có độ chính xác lớn,hoàn chỉnh, đồng bộ. Do đó phải nghiên cứu, tìm ra công nghệ chế tạo thích hợp. Hiện nay nhiều vùng nông thôn phát triển, thu nhập cao, đã thuê người cấy với giá ngày công lên tới 35.000 - 40.000đồng/ngày, như vùng Từ Sơn, Bắc Ninh chẳng hạn. Đây chính là những nơi thích hợp để xây dựng xí nghiệp sản xuất mạ khay, đưa máy cấy vào, từ đó mở rộng ra cả nước.
Nguồn: Lê Hân (Báo Nông thôn ngày nay), www.nhandan.com.vn ngày 4-9-2003

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.