Xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất trồng bằng vi sinh vật
Tiến sĩ Phạm Văn Toản - Trưởng bộ môn vi sinh vật (VSV) (Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam) cho biết: Từ lâu, các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu vàđánh giá ảnh hưởng của dư lượng thuốc BVTV đối với môi trường, đồng thời, cũng tiến hành nghiên cứu tìm ra các giải pháp xử lý lượng tồn dư thuốc BVTV trong đất sau mỗi vụ trồng với mong muốn hạn chếđược những ảnh hưởng xấu của nó. Cho đến nay, nhiều phương pháp lý, hóa học để xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất đã và đang được tiến hành tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, cácbiện pháp đó thường đòi hỏi chi phí đầu tư cao, vận hành phức tạp, mặt khác thường gây ô nhiễm thứ cấp đối với không khí và nguồn nước ngầm. Cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ,xu hướng xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng bằng phương pháp sinh học đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Với mong muốn tìm ra một biện pháp xử lý sinhhọc, từ năm 2001, các nhà khoa học thuộc Bộ môn VSV đã tiến hành nghiên cứu đề tài phân lập và tuyển chọn một số chủng VSV có khả năng phân hủy tồn dư thuốc BVTV.Theo các nhà khoa học, lượng tồn dư thuốc BVTV trong đất chủ yếu thuộc hai nhóm: nhóm Carbamat và nhóm lân hữu cơ BSM (nguồn gốc phot-phat hữu cơ). Nguồn VSV phục vụ quá trình nghiên cứu được thuthập từ các mẫu đất ở các vùng chuyên canh thuộc ngoại thành Hà Nội và Hà Tây - những nơi sử dụng rất nhiều thuốc BVTV trong mỗi vụ rau. Sau đó, bằng phương pháp làm giàu đã phân lập, làm thuần được10 chủng VSV có khả năng sử dụng tồn dư thuốc BVTV thuộc nhóm Carbamat (C 1 đến C 10) và chín chủng VSV - có khả năng xử lý nhóm lân hữu cơ BSM (P1 đến P9) như nguồn dinh dưỡng chính. Song song vớiviệc đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các chủng VSV này trên môi trường dịch thể, các nhà khoa học còn tiến hành đánh giá khả năng tồn tại của chúng trên nền đất thanh trùng có bổ sungcác loại thuốc BVTV trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy, các chủng C4, P5 và P8 có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh nhất, kể cả khi bổ sung thêm hóa chất BVTV. Quá trình thực nghiệm chothấy, hai chủng P5 và P8 có khả năng phân hủy tốt hoá chất BVTV thuộc nhóm lân hữu cơ đối với nồng độ 250mg/kg đất. Chủng P5 làm giảm lượng thuốc BVTV thương phẩm Suprathion (Methidathion) trong đấtở điều kiện tự nhiên tới 97,34% so với đối chứng (không nhiễm) là 91,02% sau bảy ngày sử dụng; chủng P8 tương ứng là 97,06%- 87,12%. Đối với thuốc Dimethoate, chủng P5 tương ứng là 92,32%- 78,92%.Khi sử dụng chủng C4, sau 15 ngày, lượng hóa chất BVTV Fenobucarb (nhóm Carbamat) với nồng độ 50mg/kg đất đã giảm 59,46%; đối chứng (không nhiễm) chỉ giảm 35,28%. Trên thực tế, quá trình phân hủy tựnhiên các hóa chất BVTV cũng xảy ra trong đất, nhưng rất chậm. Vì vậy, khi sử dụng các chủng VSV này thì quá trình phân hủy sẽ xảy ra nhanh hơn.
Có thể nói đây là biện pháp cải tạo đất trồng tốt nhất hiện nay ở nước ta vì áp dụng quy trình xử lý sinh học, bảo vệ được môi trường. Giá thành sử dụng các chủng VSV này để cải tạo đất cũng tươngđối rẻ, khoảng 30-60 nghìn đồng/ha tùy theo nồng độ thuốc trừ sâu tồn dư trong đất. Tiến sĩ Phạm Văn Toản nói: "Sử dụng các chủng VSV này để cải tạo đất rất có lợi, đặc biệt là các vùng chuyên trồngrau sạch. Tuy nhiên, đây chỉ là thành công bước đầu, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các chủng C4, P5 và P8 để tăng hiệu quả phân hủy tồn dư thuốc BVTV trong đất hơn nữa. Hy vọng, trong tương laigần, các chủng VSV này sẽ được sử dụng đại trà, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sạch ở nước ta".
Nguồn: Lê Đình Đức (Báo Nông thôn ngày nay), www.nhandan.org.vn ngày 5-7-2003