Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 01/12/2014 14:25 (GMT+7)

Xóa bỏ các hình thức bất bình đẳng với phụ nữ

Chính vì điều đó mà đời sống của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân gặp nhiều khó khăn do thiếu sự can thiệp, tạo điều kiện của chính sách để họ được tham gia tiếp cận các nguồn tài nguyên rừng và hưởng thụ các lợi ích liên quan trong việc quản lý và phát triển rừng.

Bà Lê Thị Mỹ Hạnh – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD) cho biết, sự tham gia đầy đủ và bình đẳng cho nam, nữ trong chương trình hay chính sách giao đất – giao rừng, phát triển và bảo vệ rừng trên văn bản nhưng chưa đảm bảo trên thực tiễn.

Ở cấp độ gia đình, việc phụ nữ tham gia các hoạt động sản xuất, phân phối và quyết định phụ thuộc tính chất gia đình phụ hệ hay mẫu hệ, tính chất gia đình thuộc nhóm bản địa hay định cư lâu năm hoặc mới định cư. Với các gia đình thuộc nhóm mẫu hệ, phụ nữ bị loại trừ không được tham gia các quyết định quan trọng trong gia đình liên quan tới sản xuất, sở hữu đất đai. Tuy nhiên, phụ nữ chấp nhận các quyền lực của truyền thống, phong tục và tuân thủ các quyết định dựa vào tập tục, tập quán về phân chia đất cho con trai và không chia đất cho con gái khi đi lấy chồng ngoài cộng đồng ở các cộng đồng phụ hệ.

Bà Hạnh cũng cho biết thêm, khi pháp luật và các chương trình trên văn bản thể hiện quan điểm trung tính về giới, vai trò giới của nam và nữ khác biệt nhau rõ nét trong tiếp cận và kiểm soát với đất rừng, tài nguyên rừng, có những trường hợp các chương trình phát triển rừng tăng thêm mức dễ tổn thương với phụ nữ.

Tại các địa phương, sau khi thu hồi đất, nam giới được tổ chức thành các đội bảo vệ hoặc chăm sóc rừng, có thêm một khoản thu nhập nhỏ từ công sức của mình. Với phụ nữ, họ mất nguồn thu nhập là lâm sản ngoài gỗ. Trên thực tế, ở hầu hết các cộng đồng vùng đệm, phụ nữ vẫn tiếp tục thu hái lâm sản ngoài gỗ vì đây là nguồn sống của họ, tuy nhiên họ không có tính chính danh và họ làm như vậy là vi phạm pháp luật.

Ở cấp độ gia đình, các yếu tố định kiến giới truyền thống về vị trí giới thấp kém, về chia tài sản, về trách nhiệm chăm sóc cha mẹ và về sự tham gia của phụ nữ trong đời sống xã hội là những yếu tố cản trở việc thực thi quyền bình đẳng thực chất của phụ nữ, đặc biệt trong phân chia tài sản, trong đó có đất sản xuất lương thực, trên ruộng và rẫy, cũng như đất được giao khoán bảo vệ rừng. Như vậy, phụ nữ cũng có ít cơ hội tham gia những hoạt động xã hội ở cộng đồng.

Chị STT, dân tộc H’Mông di cư vào xã Ea-sô, Đắk Lawsk tâm sự: “Tôi lấy chồng năm 2010, giờ đã có một con. Gia đình chồng cũng là người H’Mông từ Văn Chấn lúc đầu vào Krông Năng, sau mới chuyển về Ea-sô. Theo phong tục của người H’Mông thì con gái bị coi thường. Nếu không đẻ được con trai thì bị khinh. Bố mẹ chồng thì không tin tưởng con gái con dâu, so với con trai. Những việc quan trọng như mua đất đai, làm nhà cửa, mua trâu bò, đám hỏi, chuyện xích mích gia đình, thì không cho bàn bạc. Lúc tôi đi lấy chồng, bố mẹ đẻ không cho ruộng, mà cho 1 – 2 triệu làm vốn. Còn anh ruột đi lấy vợ đã ở riêng thì được bố mẹ cho 8 sào rẫy, 1 sào ruộng”.

Với vai trò chủ đạo của phụ nữ trong sản xuất lương thực, mà một phần quan trọng được làm trên rẫy, các chính sách chuyển đổi chức năng của rừng thành rừng bảo vệ vì lý do đặc đụng làm vườn quốc gia hay rừng phòng hộ, đã thu hẹp diện tích canh tác của các gia đình, thay đổi phương thức canh tác đốt rẫy làm nương thành thâm canh. Việc chuyển đổi này không đi kèm các chương trình phục hồi sinh kế, làm yếu hơn vị thế của phụ nữ trong vai trò sản xuất lương thực.

Ở hầu hết các cộng đồng, việc đăng ký quyền sở hữu đất rừng, đất rẫy chưa được thực hiện hoặc có trường hợp được cấp rồi lại bị thu hồi. Như ở Quảng nam, giấy chứng nhận quyền sở hữu đã cấp cho gia đình rồi lại bị chính quyền thu hồi mà không có chứng từ hoặc biên nhận. Nam và nữ có rủi ro mất đất canh tác cao hơn khi họ chuyển đất rẫy sang trồng cây công nghiệp, ví dụ như công tay cao su, mà các công ty này có đề án xin chính quyền tỉnh cấp đất cho họ.

Ông BRV, xã Dak Pring, Quảng Nam chia sẻ: “Nhà tôi có trồng 1 ha cao su trên đất trước kia trồng lúa rẫy, họ nói trồng 15 năm thì hết chu kỳ và nói có lợi lâu dài. Tôi không biết có lợi có hại không nữa. Bây giờ đất làm rẫy không có. Cao su cũng mình tự làm, đất của nhà. Sau này thấy nói nhà nước chi 6:4, trong đó có cả công cạo mủ”.

Theo bà Hạnh, hiện tại các tổ chức phụ nữ hoặc các tổ chức đoàn thể khác, chính quyền cơ sở không có những chương trình dự án cụ thể nhằm khuyến khích phụ nữ địa phương thực thi quyền bình đẳng thực chất của mình trong lĩnh vực lâm nghiệp hoặc các hoạt động liên quan tới rừng hoặc đất rừng. Trên thực tế, phụ nữ thường khai thác lâm sản ngoài gỗ và ở vị trí người vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng đặc dụng.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là các văn bản pháp luật hoặc các chính sách liên quan như luật đất đai, các quy định về khai thác lâm sản ngoài gỗ, các hướng dẫn về giao đất giao rừng hoặc khoán chăm sóc, bảo vệ rừng không có lồng ghép giới, không có những chỉ thị hay hướng dẫn thực thi bình đẳng giới. Các văn bản này chưa có những điều khoản đề cập tới các nhu cầu riêng biệt của nam và nữ trong việc tiếp cận cũng như kiểm soát nguồn lực là rừng và đất rừng. Đồng thời, họ cũng không có ngân sách để thực hiện các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới thực chất.

Theo bà Hạnh, trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cần bổ sung điều khoản về thực hiện tuyên truyền, cần có sự kết hợp giữa các cơ quan ban ngành và lồng ghép vai trò của Hội phụ nữ trong các chương trình tuyên truyền cấp cộng đồng.

Ngoài ra, chính quyền cần có kế hoạch rõ ràng về việc tổ chức cấp chứng nhận sở hữu đất để người nông dân cả nam và nữ có tên trên giấy tờ để họ có thể sử dụng phần đất của mình.

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cần bổ sung điều khoản về thực hiện tuyên truyền, cần có sự kết hợp giữa các cơ quan ban ngành và lồng ghép vai trò của Hội phụ nữ trong các chương trình tuyên truyền cấp cộng đồng (Ảnh internet)
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cần bổ sung điều khoản về thực hiện tuyên truyền, cần có sự kết hợp giữa các cơ quan ban ngành và lồng ghép vai trò của Hội phụ nữ trong các chương trình tuyên truyền cấp cộng đồng (Ảnh internet)

Khi thực hiện các chương trình dự án về rừng quốc gia hay rừng bảo hộ có yếu tố di dời dân cư, hoặc thu hồi đất canh tác của cộng động dân cư, chính quyền cần yêu cầu các cơ quan chủ trì dự án có kế hoạch phát triển và phục hồi sinh kế để cộng đồng khôi phục được cuộc cống ít nhất bằng mức trước khi chịu tác động; các chương trình phục hồi sinh kế này, cần đặc biệt chú ý tới nhu cầu đặc biệt về nghề nghiệp hay việc làm và nguồn thu nhập của phụ nữ, cũng như các đặc điểm văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số.

Đối với các chương trình dự án trồng cao su, chính quyền địa phương cần đảm bảo để tham vấn cộng đồng, hộ gia đình được thực hiện như một phần của tiến trình lập và thực hiện dự án chuyển đổi mục đích trồng cao su hoặc các cây trồng khác. Công ty cao su phải cung cấp thông tin đầy đủ về dự án và các điều kiện giao chuyển đất để đổi mục đích sử dụng cho người dân và phải đảm bảo người dân được giữ văn bản thỏa thuận hợp tác với công ty.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…