Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 12/12/2005 14:37 (GMT+7)

“Xe đúc hẫng” - bước tiến mới trong kỹ nghệ xây cầu Việt Nam

Công nghệ đúc hẫng ra đời có ưu điểm là sau khi thi công xong khối đúc trước có thể di chuyển để thi công khối đúc tiếp theo, không phải tháo dỡ thủ công và rút ngắn thời gian thi công từ 15 đến 20 ngày xuống chỉ còn 5 ngày. Việc chế tạo thành công xe đúc hẫng áp dụng vào thi công dầm bê tông cốt thép dự ứng lực (BTCTDƯL) khẩu độ lớn, đúc được các khối dầm bê tông nặng hơn 130 tấn, chiều dài khối đúc 5m và mặt cầu đến 23,5m. Trong khi công nghệ cũ chỉ đúc được khối đúc dưới 50 tấn, chiều dài 3m và bề rộng 6m.


Công nghệ đúc hẫng đặc biệt hiệu quả đối với công trình thi công tại những địa điểm có địa hình và thuỷ văn phức tạp, địa chất yếu đòi hỏi đảm bảo thông thuyền trong thời gian xây dựng cầu. Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thi công cầu Phú Lương (cây cầu có khẩu độ lớn bằng BTCTDƯL đầu tiên ở Việt Nam), TEDI đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu thiết kế, chỉ đạo sản xuất và khai thác các xe đúc chuyên dụng, góp phần đáng kể trong việc phát triển một xu hướng công nghệ tiên tiến ở Việt Nam .


Sản phẩm đầu tiên áp dụng thành công công nghệ xe đúc hẫng là cầu Quán Hàu với khối đúc dài 3m, rộng 12m, trọng lượng 130 tấn. Từ thành công đó, các kỹ sư của TEDI đã mạnh dạn không ngừng cải tiến, chế tạo hàng loạt xe đúc hẫng cho các cầu lớn. Ở cầu Quán Hàu, xe đúc hẫng di chuyển bằng bánh xe trên ray; đến cầu Bình Phước, Câu Lâu, Tô Châu cải tiến chuyển sang di chuyển bằng bàn trượt tăng tính ổn định, dễ chế tạo, lắp dựng và di chuyển dễ dàng.


Việc chế tạo thành công xe đúc hẫng đã tiết kiệm đáng kể chi phí đối với nhà thầu. Trước đây để thi công, xây dựng cầu lớn, các nhà thầu phải nhập công nghệ đúc hẫng của Thuỵ Sĩ và Pháp với giá thành từ 400.000 USD – 600.000 USD/ bộ. Trong khi đó, xe đúc hẫng của BTCTDƯL khẩu độ lớn của TEDI có chất lượng tương đương, giá thành chỉ bằng 30-40%. Chi phí thi công giảm dĩ nhiên giá thành công trình cũng giảm theo. Đơn cử giá thành 1m 3cầu Phú Lương thi công theo công nghệ Thụy Sĩ khoảng 1600 USD, cầu Sông Gianh theo công nghệ Pháp khoảng 1700 USD thì thi công theo công nghệ đúc hẫng của TEDI chỉ còn 600-800 USD.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 74 (1792), ngày 16/9/2005, trang5

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.