Xây dựng đăng trượt dưới tràn xả lũ để thu hoạch cá
Quê Khánh Hoà, ông Trần Anh Kiệt có niềm đam mê đặc biệt với nghề cá. Việc kinh doanh cá tại quê hương thu nhiều hiệu quả đã kích thích ông đi tìm nguồn mới. Đến Gia Lai, ông Kiệt sững sờ trước Hồ chứa nước Ayun Hạ, là một công trình thuỷ lợi lớn nhất tỉnh Gia Lai, có diện tích mặt nước 3.700 ha ứng với cao trình Cos 204, có dung tích chứa 253 triệu m 3, diện tích lưu vực hồ 1.670 km 2. Hồ chứa nước này đa mục tiêu. Ngoài nhiệm vụ chính là tưới tiêu nông nghiệp (được gọi là công trình thủy lợi Ayun Hạ), hồ còn được dùng để phát điện, dịch vụ du lịch và phát triển nuôi trồng thuỷ sản, thế mà người dân Gia Lai chưa khai thác nguồn lợi về thuỷ sản. Vùng đất trù phú nay đã níu giữ chân ông. Ông đã ký hợp đồng với tỉnh Gia Lai khai thác nguồn thuỷ sản tại lòng hồ, hàng năm ông đống góp cho tỉnh 50-70 triệu đồng, góp một phần không nhỏ vào việc giải quyết nguồn thực phẩm tại chỗ cho người tiêu dùng địa phương và xuất đi các tỉnh khác.
Thời gian đầu, để giữ không cho cá bị nước cuốn đi sau mỗi lần xả lũ, Xí nghiệp ông Kiệt phải dùng lưới để chắn cá, giữ không cho cá qua tràn ở phía trước tràn xả lũ. Phương pháp này tốn nhiều nhân công, độ an toàn không cao, tuổi thọ của ngự cụ không cao, kích thước mắt lưới phải lớn, dễ bị chướng ngại vật gây hư hại. Đã tốn kém nhiều tiền của và công lao động mà lại không thu hoạch được cá.
Ông Trần Anh Kiệt |
Hệ thống đăng trượt gồm 2 đăng cánh hai bên; mặt bằng thu gom cá, hệ thống giằng, cây trụ chống phía sau đăng trượt, đăng cánh. Đăng trượt của ông Kiệt có thể nói to nhất từ trứơc tới nay: Có chiều rộng miệng đăng 43 m, rộng thân 13 m, chiều dài 20 m, chiều cao 5,4m. Bao gồm 40 trụ sắt phi 50 làm sườn chống đỡ. Tổng khối lượng bê tông mác 200 được sử dụng là 168 m 3, thép trụ 13.462 kg. Kính phí đầu tư 1 tỷ đồng kể cả kho lạnh.Đăng trượt này chịu được mức xả lũ tối đa 1.237 m 3/giây, chỉ bắt loại cá lớn, còn cá nhỏ lọt xuống lưu vực sông Yun.
Từ khi có đăng trượt, sau mỗi lần xả lũ, Xí nghiệp chỉ việc cử 5 lao động ra đập tràn xả lũ thu gom cá ở đăng trượt cho vào kho lạnh và bán cho người tiêu dùng. Giải pháp này đã giúp cho Xí nghiệp ông Trần Anh Kiệt tiết kiệm được 2 lao động và hàng trăm kg lưới chắn, giây, neo vốn trước đây được dùng chỉ để giữ cá ở lòng hồ. Tổng số kinh phí tiết kiệm được khoảng 74 triệu đồng/năm.
Sau 7 năm đưa đăng trượt vào hoạt động, kết quả thu hoạch cá qua đăng đạt 2,2 tỷ đồng, sau khi thu hồi vốn đầu tư, còn lãi 1,2 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2005-2006, số ngày xả lũ cao nên lượng cá thu qua đăng đạt 30% tổng lượng cá thu hoạch của Xí nghiệp tại hồ Ayun Hạ.
Kỹ sư Nguyễn Ngọc Sơn cho chúng tôi biết: Làm được hệ thống đăng trượt thành công như ngày hôm nay, chúng tôi phải làm lại nhiều lần, vì tính toán ban đầu không phù hợp, mặt trượt nhỏ, hẹp cộng với giằng chống, trụ chống yếu nên đăng trượt bị hỏng… Vất vả lắm! Bây giờ chỉ chờ ngày xả lũ là thu gom cá. Cá thu qua tràn chủ yếu là cá mè. Nhìn thấy cá trắng cả mặt bằng thu gom mà sướng con mắt. Giải pháp này có thể áp dụng cho các loại hồ chứa vừa và nhỏ.