Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 03/01/2025 10:34 (GMT+7)

PGS.TS. Ngô Quốc Hiển: Hành trình “người tìm đường cho sóng”

PGS.TS. Ngô Quốc Hiển được giới chuyên môn nhắc đến với biệt danh "người tìm đường cho sóng", thể hiện vai trò tiên phong trong việc dẫn dắt các nghiên cứu công nghệ mạng di động.

Năm 2024, ở tuổi 39, PGS.TS. Ngô Quốc Hiển đã trở thành người Việt Nam thứ 4 được bầu làm Viện sĩ IEEE – một trong những danh hiệu cao quý nhất trong lĩnh vực kỹ thuật. Danh hiệu này đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của PGS.TS Ngô Quốc Hiển, đồng thời cho thấy, những nỗ lực của anh đã được cộng đồng khoa học quốc tế ghi nhận. Điều này đã truyền cảm hứng cho các nhà khoa học trẻ trong nước trên con đường theo đuổi nghiên cứu khoa học nhiều thử thách.
PGS.TS. Ngo Quoc Hien: Hanh trinh “nguoi tim duong cho song”
 PGS.TS. Ngô Quốc Hiển. Ảnh: Internet.
“Người tìm đường cho sóng”
PGS.TS. Ngô Quốc Hiển, sinh năm 1985. Năm 2007, sau khi tốt nghiệp chương trình kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) tại Đại học Bách khoa TP HCM, anh nhận được học bổng toàn phần và theo học tại Đại học Kyung Hee - Hàn Quốc. Tại đây, anh bắt đầu nghiên cứu chuyên sâu về truyền thông không dây trong giai đoạn 2008-2010, tạo nền tảng cho những bước tiến vượt bậc của anh trong lĩnh vực viễn thông sau này.
Sau khi nhận bằng thạc sĩ từ Đại học Ulsan, Hàn Quốc, PGS.TS Ngô Quốc Hiển tiếp tục bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Linköping, Thụy Điển, vào năm 2015 với nghiên cứu về công nghệ massive MIMO – một trong những công nghệ cốt lõi của mạng 5G.
Nghiên cứu đầu tiên PGS Hiển về Massive MIMO tập trung vào hiệu suất năng lượng và tốc độ truyền dữ liệu của hệ thống. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất một hệ thống hoàn chỉnh và chứng minh về mặt lý thuyết, rằng Massive MIMO có khả năng tăng hiệu suất năng lượng và tốc độ truyền lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần so với các hệ thống viễn thông hiện tại.
Tuy nhiên, thời điểm đó, giới khoa học phán đoán, đề tài nghiên cứu của anh không có tính khả thi vì quá khó để xây dựng những trạm phát sóng lớn, cộng thêm sự tiêu tốn năng lượng. Trên thư viện tài liệu khoa học trực tuyến, chỉ có duy nhất công bố của GS Thomas L. Marzetta phác thảo sơ lược ý tưởng về công nghệ này. Kiên trì trên hành trình ấy, anh Hiển vừa đi, vừa phải “dò đường”, bị từ chối xuất bản cũng không nản lòng.
Những nỗ lực cuối cùng cũng được đền đáp. Sau gần 3 năm, nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông. Năm 2015, công trình được được trao Giải thưởng Stephen O. Rice của Hiệp hội Truyền thông IEEE, ghi nhận những đóng góp vượt trội trong công nghệ xử lý tín hiệu.
Hiện tại, anh giữ vị trí Reader (tương đương Phó Giáo sư) tại Viện Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (ECIT) thuộc Đại học Queen’s Belfast, Vương quốc Anh. Tại đây, anh đồng lãnh đạo nhóm nghiên cứu về các kỹ thuật lớp vật lý cho mạng 6G, tập trung vào công nghệ massive MIMO không tế bào.
Thất bại như “cơn gió ngược”
Trong suốt sự nghiệp, PGS.TS. Ngô Quốc Hiển đã có gần 200 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín, đặc biệt liên quan đến hệ thống massive MIMO – nền tảng của mạng 5G. Những nghiên cứu của anh không chỉ đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghệ toàn cầu mà còn mở ra những hướng đi mới cho các ứng dụng trong thực tiễn. Anh được giới chuyên môn nhắc đến với biệt danh "người tìm đường cho sóng", thể hiện vai trò tiên phong trong việc dẫn dắt các nghiên cứu công nghệ mạng di động.
Ngoài giải thưởng IEEE Stephen O. Rice Prize danh giá, năm 2023, anh còn đoạt giải thưởng IEEE CTTC Early Achievement Award cho vai trò tiên phong của anh trong nghiên cứu công nghệ lõi mạng di động thế hệ mới.
Không chỉ là một nhà nghiên cứu, PGS.TS. Ngô Quốc Hiển còn là biên tập viên của 5 tạp chí khoa học quốc tế, trong đó có 3 tạp chí hàng đầu thuộc lĩnh vực viễn thông của IEEE. Với sự cống hiến bền bỉ, PGS.TS. Ngô Quốc Hiển đã đưa nhiều ý tưởng khoa học vào ứng dụng trong cuộc sống, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của xã hội.
Chia sẻ với báo chí, PGS.TS Nguyễn Quốc Hiển tâm sự, đặc thù của nghiên cứu khoa học là thử thách làm được những vấn đề rất khó, chưa có trong hiện tại, và không chắc sẽ được sử dụng trong tương lai. Dù thất bại rất nhiều, nhưng anh luôn giữ một tinh thần vững. Đôi khi những thất bại sẽ tựa như một “cơn gió ngược” phả vào sự say mê, nhiệt huyết, giúp anh lấy lại sự kiên trì, can đảm, niềm tin để tiếp tục “dò đường”, chứ không “đứng núi này trông núi nọ”.
“Nếu có suy nghĩ ấy, mỗi lần thất bại lại thay đổi hướng nghiên cứu thì khó có thể thành công ở một hướng nào cụ thể”, anh Hiển chia sẻ.
Những thành tựu của PGS.TS. Ngô Quốc Hiển đã cho thấy, các nhà khoa học của Việt Nam, bằng tài năng, sự cống hiến của mình, hoàn toàn có khả năng vươn xa trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Những nghiên cứu của anh không chỉ thúc đẩy sự phát triển của công nghệ mạng di động thế hệ mới mà còn nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ khoa học quốc tế. Những thành quả của PGS.TS Ngô Quốc Hiển là niềm tự hào, truyền cảm hứng và mở đường cho thế hệ các nhà nghiên cứu trẻ trong tương lai.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.