Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 22/01/2025 06:55 (GMT+7)

Góp ý Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Trong bối cảnh mới việc sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ lần này không chỉ thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng ban hành mà còn phải kịp thời thể chế hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Ngày 21/1 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức hội thảo "Góp ý Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo". Tham dự hội thảo có đại diện Vụ Pháp chế - Bộ Khoa học và Công nghệ (Đơn vị soạn thảo Dự Luật); Uỷ ban KHCN &MT của Quốc hội; các nhà khoa học trong hệ thống LHHVN.

tm-img-alt

Hội thảo do Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng và Phó TTK, Trưởng ban Ban KHCN&MT LHHVN Lê Công Lương đồng chủ trì

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng cho hay, Luật Khoa học, Công nghệ ra đời năm 2013 đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Hơn 10 năm qua, hệ thống pháp luật của nước ta đã có rất nhiều thay đổi để cùng với đất nước phát triển.

Những thay đổi này liên quan mật thiết đến khoa học, công nghệ làm cho Luật Khoa học, Công nghệ có nhiều nội dung không còn phù hợp. Đất nước ta hiện nay đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ở một vị trí cao hơn rất nhiều so với 10 năm trước đây. Hơn bao giờ hết, khoa học, công nghệ phải vươn lên một tầm cao mới, để xứng đáng với vị thế của đất nước và khát vọng của dân tộc. Vì thế, Chính phủ đã trình Quốc hội để xem xét thông qua một bộ luật mới với tên mới là Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, đây là một nội dung vô cùng quan trọng, Chủ tịch Phan Xuân Dũng nói.

tm-img-alt

Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng phát biểu khai mạc hội thảo

“Đổi mới sáng tạo” có nên thành tên của Luật!?

Tại hội thảo, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký LHHVN Phạm Văn Tân cho rằng, về tên của Luật trong Dự thảo, khái niệm Đổi mới sáng tạo cũng nằm trong nội hàm của thuật ngữ khoa học, công nghệ. Tờ trình cũng nêu “Luật Khoa học, Công nghệ 2013 còn thiếu chính sách tổng thể để điều chỉnh, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống Đổi mới sáng tạo...”, vậy nên chỉ cần bổ sung thêm các điều khoản liên quan đến Đổi mới sáng tạo là đủ, không nhất thiết phải đưa thêm thuật ngữ Đổi mới sáng tạo và thành tên của Luật.

tm-img-alt

Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký LHHVN Phạm Văn Tân phát biểu.

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mới ban hành ngày 22/12/2024 về “đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” có đề cập thêm cụm từ “chuyển đổi số” thì liệu tên gọi của Luật có đưa thêm cụm từ “chuyển đổi số”?, ông Phạm Văn Tân đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét việc chọn tên của Luật cho phù hợp.

Dự Luật chưa nói tới các tổ chức khoa học ngoài công lập

Cũng theo ông Phạm Văn Tân, Dự thảo Luật quy định: “Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ công lập là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, có chức năng phục vụ quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo hoặc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo”. Quy định này không đề cập tới các tổ chức sự nghiệp ngoài công lập. Như vậy, chỉ tồn tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ ngoài công lập không có cơ hội tồn tại. Điều này không phù hợp với sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về việc xã hội hóa hoạt động Khoa học, Công nghệ và thúc đẩy chuyển giao dịch vụ công từ các cơ quan nhà nước sang các tổ chức ngoài nhà nước, vì vậy nên xem xét điều chỉnh lại quy định này.

tm-img-alt

Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam Nguyễn Hữu Giới phát biểu tại hội thảo

Đồng quan điểm với ông Phạm Văn Tân, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam Nguyễn Hữu Giới đưa ra một số ý kiến về các điều trong Luật cần sửa đổi, bổ sung như: Các hành vi bị cấm; Hệ thống tổ chức Khoa học và công nghệ; Quyền của cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Danh hiệu vinh dự Nhà nước, khen thưởng và giải thưởng về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Đầu tư và tài chính phục vụ phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ...

Cần hoàn thiện các Quy định pháp luật để thực hiện NQ 57

Cũng tại hội thảo, một số đại biểu cho rằng, trong bối cảnh mới việc sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ lần này không chỉ thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng ban hành mà còn phải kịp thời thể chế hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Theo đó, trọng tâm đầu tiên của Luật Khoa học và Công nghệ là khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp luật về khoa học, công nghệ, đầu tư, đầu tư công, mua sắm công, ngân sách Nhà nước, tài sản công, sở hữu trí tuệ, thuế... Có cách tiếp cận mở, vận dụng sáng tạo, cho phép thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra. Chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo.

tm-img-alt

Phó TTK, Trưởng ban Ban KHCN &MT LHHVN Lê Công Lương phát biểu tại hội thảo

Ngoài ra, Luật Khoa học và Công nghệ nên có cơ chế thí điểm để doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ mới có sự giám sát của Nhà nước; có chính sách miễn trừ trách nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới mà có thiệt hại về kinh tế do nguyên nhân khách quan. Hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo, ươm tạo công nghệ và chuyển đổi số.

Đồng thời, Luật Khoa học và công nghệ phải nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát triển các viện nghiên cứu, trường đại học trở thành các chủ thể nghiên cứu mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo. Luật phải phát huy tính gắn kết 3 "nhà" (Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp) để phát huy được sức mạnh chung, nâng cao hiệu lực, hiệu quả các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ.

Bên cạnh đó, Luật Khoa học và Công nghệ cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ công lập hoạt động hiệu quả; thu hút, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; có cơ chế khuyến khích mua sắm công đối với các sản phẩm, hàng hoá là kết quả nghiên cứu khoa học do doanh nghiệp trong nước tạo ra;...

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.