Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 03/08/2011 20:36 (GMT+7)

Xác định loại enzyme phù hợp để tách lớp nhớt của hạt cà phê trong chế biến theo phương pháp ướt

1. Đặt vấn đề

Một công đoạn quan trọng trong chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt là tách lớp nhớt nằm trên vỏ thóc sau khi xát bỏ vỏ quả. Hai phương pháp tách nhớt phổ biến hiện nay là lên men tự nhiên và đánh nhớt cơ học. Mỗi phương pháp đều có hạn chế nhất định:

Lên men tự nhiêncần xây dựng nhiều bề lên men tốn kém và chịu nhiều tác động không kiểm soát được từ bên ngoài, nhất là yếu tố nhiệt độ, do đó kết quả thu được không ổn định. Chất lượng cà phê có nguy cơ bị giảm do nhiều hạt bị lên men thối dẫn đến các mùi vị xấu trong nước pha. Lên men tự nhiên làm tăng mức độ ô nhiễm nước và không khí.

Phương pháp đánh nhớt cơ họckhắc phục được một vài bất lợi của phương pháp lên men tự nhiên, nhưng nó lại có các bất lợi khác: thiết bị có giá khá cao; tiêu tốn nhiều điện; nguy cơ làm nhiều hạt bị tróc vỏ thóc và cà phê nhân không còn lớp bảo vệ nên khó bảo quản. Do các máy đánh nhớt không tách được nhớt nằm tại khe hạt nên muốn loại bỏ hết nhớt phải lên men bổ sung, và khi đó quá trình chế biến trở nên phức tạp hơn.

Để tránh được những hạn chế trong cả hai phương pháp lên men tự nhiên và đánh nhớt cơ học, các nhà khoa học đề nghị sử dụng enzyme để phân hủy lớp nhớt. Enzyme không phải là hóa chất mà là chất xúc tác sinh học, có trong tế bào của mọi loại sinh vật. Nó có bản chất protein, có tính xúc tác đặc hiệu và làm cho các phản ứng hóa học xảy ra cực kỳ nhanh. Các hãng sản xuất enzyme hiện nay chủ yếu tách triết enzyme từ vi sinh vật.

Trước khi ứng dụng enzyme để phân hủy lớp nhớt, điều cần thiết đầu tiên là phải xác định được loại chế phẩm enzyme phù hợp với loại cơ chấttrong lớp nhớt. Thành phần chính của lớp nhớt là các hợp chất cao phân tử như pectin, cellulose và các loại đường. Đường tan trong nước nhưng pectin và cellulose không tan trong nước. Vì vậy trong các thí nghiệm, chúng tôi chỉ sử dụng các chế phẩm xúc tác chứa enzyme thuộc hai nhóm này. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định loại chế phẩm enzyme phù hợp để phân hủy lớp nhớt của hạt cà phê vối (Robusta) trong phương pháp chế biến ướt qua việc đánh giá hiệu lực phân hủy dịch chiết lớp nhớt của chúng.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Quy trình chuẩn bị mẫu

- Quả chín cà phê vối (thu hoạch tháng 112 năm 2009 tại các vườn cây ở Buôn Ma Thuật) được tách vỏ bằng máy xát trống thông thường để lấy ra 30kg cà phê thóc.

- Cà phê thóc được chia làm 6 phần, mỗi phần 5kg, đựng trong các chậu i-nox; cho thêm vào mỗi chậu 2,5 lít nước (theo tỉ lệ 2 cà phê/1 nước). Dùng máy đánh trứng có hai cánh khuấy để khuấy đảo kỹ cà phê ở mỗi chậu trong thời gian 10 phút để chiết xuất lớp nhớt.

- Tách riêng hạt cà phê ra; trộn dung dịch chiết của 6 chậu để có mẫu chung, sau đó lại chia đều cho 6 chậu để có mẫu thí nghiệm xử lý enzyme.

- Chuẩn bị 5 chế phẩm enzyme (nêu ở bảng 1), mỗi loại enzyme xử lý dịch nhớt ở một chậu riêng biệt với liều lượng 20 phần triệu (ppm) tính theo khối lượng cà phê thóc ướt. Dịch chiết trong chậu còn lại là đối chứng (không xử lý enzyme).

Bảng 1: Các chế phẩm enzyme thực phẩm sử dụng trong nghiên cứu

Chế phẩm

Thành phần enzyme

Nguồn gốc

Tính chất

Lumipect-CP

Polygalacturonase(viết tắt PG, thuộc nhóm pectinase)

Sản phẩm của Lumis Biotech P.Ltd, Ấn Độ

Lỏng, mầu nâu, tan trong nước. Hoạt lực tối thiểu: 720LU/ml. Tỉ trọng: 1,25g/ml

Peelzym

Enzyme nhóm cellulase, chủ yếuβ-glucannase; ngoài ra còn có xylannasehemicellulasenhưng hoạt lực thấp

Sản phẩm của Novo Nordisk Ferment Ltd, Đan Mạch. Sản xuất bằng giống nấm Aspergillus aculeatus

Lỏng, mầu nâu, mùi lên men nhẹ, tan trong nước. Hoạt lực tối thiểu: 100 FBG/g. Tỉ trọng: 1,23g/ml

Rohapect® 10L

Enzyme nhóm pectinase, gồm pectinesterase (PE),PG và pectinlyase(PL)

Sản phẩm của AB Enzyme, Phần Lan. Sản xuất từ giống nấm Aspergillus niger

Lỏng, mầu nâu và mùi thơm, tan trong nước. Hoạt lực tối thiểu: 100 FBG/g. Tỉ trọng: 1,23g/ml

rohament® pulpex

Enzyme nhóm pectinasegồm PG, PE, PL; ngoài ra còn có một số enzyme nhóm cellulosenhưng hoạt tính thấp

Sản phẩm của AB Enzyme, Phần Lan. Sản xuất từ giống nấm Aspergillus niger

Bột thô, màu nâu nhạt, tan trong nước. Hoạt lực tối thiểu: 600 PA

Pectinex® Ultra SP-L

PG, ngoài ra còn có hemicelllulasenhưng hoạt tính rất thấp

Sản phẩm của Novo Nordisk Ferment Ltd, Đan Mạch. Sản xuất từ giống nấm Aspergillus aculeatus.

Lỏng, mầu nâu và mùi thơm, tan trong nước. Hoạt lực tối thiểu: 9500 PBG/g. Tỉ trọng: 1,16g/ml

2.2. Đánh giá hiệu lực của enzyme

Sử dụng hai loại vi nhớt kế VT-03F và VT-04F của Nhật Bản để đo độ nhớt của dịch chiết ngay tại thời điểm trước khi xử lý enzyme và sau mỗi 6 phút. Số lần đo cho mỗi công thức xử lý enzyme là 15 lần. Đơn vị độ nhớt tính bằng mPa.s (Millipascal-giây). Mức độ giảm độ nhớt nhanh hay chậm thể hiện hiệu lực của enzyme cao hay thấp.

3. Kết quả và thảo luận

Kết quả trong bảng 2 cho thấy cả năm loại enzyme đều có tác dụng làm giảm nhanh độ nhớt của dịch triết lớp nhớt của cà phê.

Bảng 2. Độ nhớt (đvt: mPa.s) của dịch chiết lớp nhớt cà phê sau khi xử lý enzyme

Thời gian xử lý (phút)

Các công thức xử lý enzyme

Đối chứng

Lumipect - CP

Peelzym®

Rohapect® 10L

Rohament® Pulpex

Pectinex® Ultra SP-L

0

270

270

270

270

270

270

6

230

60

70

155

140

270

12

185

50

60

118

100

270

18

155

20

35

60

65

265

24

110

17

25

40

29

265

30

95

15

17

17

26

260

36

80

13

16

9

23

260

42

70

10

15

6

20

260

48

65

10

14

5

19

250

54

60

10

13

5

17

250

60

55

10

11

5

17

250

66

50

8

10

5

16

250

72

50

8

12

4

16

250

78

45

7

10

4

16

250

84

28

7

10

4

16

250

Số liệu chỉ ra rằng, độ nhớt của dịch chiết lớp nhớt trước khi xử lý enzyme là 270 mPa.s; sau khi xử lý, Peelzym® làm giảm độ nhớt nhanh nhất (sau 18 phút độ nhớt dịch chiết còn 20 mPa.s) và tiếp theo là Rohapect®10L (sau 24 phút độ nhớt dịch chiết còn 25 mPa.s).

Cũng thấy rằng Rohament® Pulpex ở giai đoạn đầu không làm giảm độ nhớt nhanh như Peelzym® và Rohapect® 10L, nhưng ở giai đoạn sau làm độ nhớt của dịch chiết giảm triệt để nhất: sau 48 phút, độ nhớt dịch chiết còn 5 mPa.s, chỉ bằng ½ so với dịch chiết xử lý Peelzym® và bằng 1/3 so với dịch chiết xử lý Rohapect®10L. Lưu ý rằng độ nhớt của nước (lấy từ giếng khoan) sử dụng trong thí nghiệm này là 0,7 mPa.s.

Hình 4 biểu diễn quá trình giảm độ nhớt của dịch chiết bằng số tương đối (%). Trong khi đối chứng không xử lý enzyme, sau 30 phút độ nhớt vẫn còn 94,7% thì các công thức xử lý enzyme, độ nhớt chỉ còn 5-33%. Sau 84 phút, độ nhớt của đối chứng vẫn còn 87,7%, trong khi độ nhớt của các công thức xử lý chỉ còn dưới 10%.

Trong 5 chế phẩm, Lumipect CP có hiệu lực thấp (sau 30 phút độ nhớt vẫn còn 30%). Còn lại 4 enzyme khác có hiệu lực tốt, sau 30 phút làm độ nhớt dịch chiết giảm còn 5-10%; tuy vậy trong 4 loại này, Pectinex® Ultra SP-L cho hiệu lực kém hơn ba loại còn lại.

Chế phẩm Peelzym® có hiệu lực rất cao, làm giảm độ nhớt của dịch chiết lớp nhớt nhanh nhất: chỉ sau 18 phút xử lý, độ nhớt của dịch triết lớp nhớt chỉ còn 7%. Rohapect® 10L cho cũng có hiệu lực rất cao; sau 24 phút xử lý, độ nhớt của dịch chiết còn dưới 10%.

Rohament® Pulpex cũng cho hiệu lực cao. Theo công bố, hoạt lực pectinase của chế phẩm này là 600 PA, cao hơn 2 lần so với Rohapect® 10L (260 PA); tuy vậy kết quả nghiên cứu lại cho thấy hiệu lực phân hủy dịch nhớt của Rohapect® 10L cao hơn. Có lẽ do bào chế ở dạng bột nên Rohament® Pulpex khó hòa tan vào dịch nhớt hơn, vì vậy phát huy tác dụng chậm hơn. Với ưu tiên lựa chọn chế phẩm làm giảm độ nhớt dịch triết xuống dưới 10% nhanh nhất, nên Rohament® Pulpex không được chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.

4. Kết luận và kiến nghị

4.1. Kết luận

- Trong các chế phẩm enzyme pectinasecellulase, chế phẩm chứa hỗn hợp nhiều loại enzyme có hiệu lực cao hơn chế phẩm chỉ chứa enzyme đơn lẻ.

- Hai chế phẩm Peelzym® (hỗn hợp các enzyme nhóm cellulose) và Rohapect® 10L (hỗn hợp các enzyme nhóm pectinase) có hiệu lực phân hủy dịch chiết lớp nhớt của quả cà phê cao nhất.

4.2. Kiến nghị

Nghiên cứu xác định điều kiện tối thích về liêu lượng, pH và nhiệt độ môi trường để hai chế phẩm Peelzym® và Rohapect® 10L phân hủy lớp nhớt cà phê tốt nhất.

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Ấn tượng Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh”
Sáng ngày 28/12/2024, Lễ trao giải cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh” do Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức đã chính thức diễn ra tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở HWS (Hanoi Westminster School), Hà Nội. Gần 150 thí sinh từ các miền tổ quốc đã trực tiếp đến nhận giải.
Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.