Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 24/03/2008 00:09 (GMT+7)

Xã hội Hùng Vương trong ngôn ngữ truyền thuyết và cổ tích

Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm người con, ý niệm của Bách Việt, nguồn gốc của các dân tộc cùng một mẹ Âu Cơ sinh ra. Người con cả của Lạc Long Quân và Âu Cơ, tụ gọi là Lân Lang, thành lập nhà nước tập quyền đầu tiên xưng hiệu là Hùng Quốc Vương. Theo sách Giao Châu ngoại vực kí, khoảng đời Tấn, từ thế kỷ II đến thế kỷ IV ghi: “Đất Giao Chỉ ngày xưa lúc chưa có quận huyện (nghĩa là trước khi nhà Tần mở miền Lĩnh Nam, lập ra các quận: Thương, Ngô, Nam Hải, Giao Chỉ - LĐL), ruộng đất thì có Lạc điền. Ruộng ấy theo nước triều lên xuống, dân trồng trọt ăn hưởng ruộng ấy bởi thế gọi là Lạc dân. Đặt các chức Lạc Vương, Lạc Hầu,để coi trị các quận huyện. Ở huyện phần nhiều là chức Lạc tướng, Lạc tướngđược mang ấn đồng, dây tua xanh...”. Danh xưng Hùng Vương được nhắc đến trong Nam Việt chícủa Trung Quốc vào thế kỉ thứ V, sách này không còn nữa nhưng sách Cựu Đường thư địa chí,đời ngũ đại (907 – 959) dẫn cả đoạn, trong đó có chữ Hùng: “Đất Giao Chỉ rất màu mỡ. Xưa kia quận trưởng gọi là Hùng Vương. Người phụ tá Hùng Vương là Hùng Hầu. Sau đó vua Thục đem quân đến đánh, diệt được Hùng Vương”.Cũng thời gian này, sách Giao Chỉ thành chíchép: “Ngày xưa khi chưa có quận huyện, người ở nơi này theo nước thuỷ triều lên xuống mà lấy nước vào ruộng. Kẻ khai thác những ruộng ấy gọi là Lạc dân,cai trị Lạc dân là Lạc Vương,giúp việc Lạc Vương là Lạc tướngđều có ấn đồng buộc dây tua xanh”. Sau này, Tăng Cổn, viên quan đô hộ cùng đi với Cao Biền trong Giao Chỉ kí(thế kỉ IX) đã ghi: Hùng Vương của thế kỷ VII tr CN là một pháp sư, tóm thâu được thần quyền và thế quyền trong tay. Thư tịch Việt Nhắc đến Hùng Vương sớm nhất là Việt điện u linh tập(1329) trong truyện Tản Viên.Sau này, sách Việt sử lượcviết: Hùng Vương của thế kỉ IX tr. CN là một pháp sư, tóm thâu được thế quyền và thẩm quyền trong tay [3]. Theo Tại Chí Đại Đườngthì “Kí ức tập thể của dân chúng đã lưu giữ hình ảnh về một người cầm đầu một vùng đất nước trước thời ngoại thuộc mà những dạng hình tương tự - có co rút, có biến đổi một chừng mực - vẫn còn lưu giữ trong suốt thời kì Bắc thuộc và về sau khiến cho kí ức thêm củng cố, bền vững. “Cố chỉ” của “cung Lạc Vương” còn cho người Minh thấy hẳn là của dân chúng lập nên để thờ ông Hùng Vương của họ trước khi nhà nho và triều đình vua chúa biết đến” [4].

Triều đại Hùng Vương trong lịch sử, theo cách tính của Ngô Sĩ Liên thì thời Hồng Bàng đến Hùng Vương thứ XVIII gồm có 2.621 năm trải qua 20 đời vua nối tiếp nhau (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương 18 đời). Hùng Vương với nước Văn Lang được coi là Quốc gia phong kiến tự chủ đầu tiên của người Việt vùng Giao Châu, cương giới rất rộng, bao trùm cả vùng Hoa Nam với địa giới Đông giáp Nam Hải, Tây giáp với Ba Thục, Bắc tới Động Đình Hồ, Nam tới Hồ Tôn (hay Chiêm Thành), chia nước làm 15 bộ: Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phước Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lạc Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận. Cũng vì cương vực như vậy nên có thuyết cho rằng vua Hùng thứ nhất là Lộc Tục (tức Kinh Dương Vương), vua Hùng thứ hai là Sùng Lãm (tức Lạc Long Quân) và dòng Hùng Vương có 18 chi (chứ không phải 18 đời) [2]. Sách Thuỷ Kinh chúcủa Trung Quốc ghi như sau: “Năm Tân Mão thứ sáu (1110 tr. CN) đời vua Thành Vương nhà Chu, phía Nam bộ Giao Chỉ có họ Việt Thường, qua ba lần đi sứ, dân chim trĩ trắng”. Trong truyện Chim bạch trĩchép: “Vào đời vua Thành Vương nhà Chu(1024 - 1005), Hùng Vương sai bề tôi là họ Việt Thường đem chim bạch trĩ sang tiến cống”. Theo Đại Việt sử kí toàn thưcủa Ngô Sĩ Liên thì “Năm 257 tr CN, Vua (chỉ Thục Phán) đã kiêm tính nước Văn Lang... năm 210, Tần Thuỷ Hoàng mất, Nhân Ngao và Triệu Đà đem quân lấn nước ta”. Như vậy, ta ức đoán rằng triều đại các vua Hùng tồn tại đến thế kỉ thứ III tr CN [3]. Vấn đề cương vực và thời gian tồn tại của thời kỳ Hùng Vương, hiện nay còn có nhiều thuyết, cần phải có nhiều công trình chuyên sâu, nhưng qua thư tịch cổ của Trung Quốc và Việt Nam, chúng ta có thể khẳng định có một triều đại Hùng Vương của người Việt trong lịch sử. Triều đại Hùng Vương càng được thể hiện rõ rệt nhất trong hệ thống truyền thuyết và cổ tích của người Việt xung quanh khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, đặc biệt là vùng Vĩnh Phú (Phú Thọ và Vĩnh Phúc) [1].

Trước hết, xã hội Hùng Vương là một xã hội đã tiến từ chế độ thị tộc sang chế độ phong kiến tập quyền, người lãnh đạo tối cao là vua Hùng và duy trì chế độ cầm quyền bằng truyền tử với 18 đời vua Hùng. Tuy nhiên, trong truyền thuyết thì chỉ nói đến vua Hùng thứ nhất (truyện Họ Hồng Bàng), thứ sáu và thứ bảy (truyện Thánh Gióng, Nữ thần núi Tam Đảo, Bánh chưng bánh dầy, Dạy dân cấy lúa) thứ mười bảy (truyện Lý Văn Lang), thứ mười tám (truyện Tiên Dung công chúa, Tản Viên Sơn thánh, Hồng Nước công chúa, Năm anh em lốt rắn. Cột đá thề, Ba ông đô sĩ), còn lại các truyện khác không nói rõ vua Hùng thứ mấy. Xã hội Hùng Vương đã có cơ chế lãnh đạo quy củ, trên trung ương là vua và quan, dưới địa phương là tù trưởng các bộ lạc. Các vua Hùng đã quan hệ bang giao hoà hiếu với các triều đại phong kiến Trung Quốc như nhà Chu trong chuyện Chim bạch trĩ,thần phục bộ Diêm La phía Tây trong truyện Cao Sơn đại vương, nhường ngôi cho Thục Phán của bộ chúa Tây Vu phía Bắc trong truyện Cột đá thề. Sự bang giao ấy còn thể hiện trong việc buôn bán, trao đổi hàng hoá với nước ngoài được kể khá rõ trong truyện Dưa hấu, Tiên Dung công chúa.Đó là dấu hiệu bước đầu của kinh tế hàng hoá. Mặc dù là có chế độ trung ương tập quyền nhưng các bộ lạc vẫn duy trì chế độ tự quản cao dưới sự cai quản của các bộ chúa và tù trưởng. Như vậy là một chế độ tập quyền nhưng không độc quyền, một xã hội dân chủ và tôn trọng người hiền tài. Người hiền tài là tiêu chuẩn để truyền ngôi ( Bánh chưng bánh dày), để gả cho công chúa ( Tản Viên Sơn thánh), để giao cho trọng trách đánh giặc giữ nước và phong chức tước ( Lý Văn Lang, Cao Sơn đại vương, Năm anh em lốt rắn, Thánh Gióng). Vua đánh giá và giao trọng trách cho từ Hoàng tử đến dân thông qua việc thử tài và thi tài một cách công bằng. Việc đầu tiên là sai yết bảng thông báo hoặc cho sứ giả đi rao cầu người hiền tài, sau đó là chọn trực tiếp bằng thi tài và thử tài. Ở truyện Lý Văn Lang, khi Lý Văn Lang xin vào chầu vua để nhận trách nhiệm đi dẹp loạn, “vua thử tài văn võ xong vua sai cầm quân đi ngay”. Ở truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh là thi tài nhưng tài ngang nhau thì phân định bằng lễ vật cưới. Ở truyện Bánh chưng bánh dàythì vua phán các Hoàng tử dâng lễ vật cúng tiên vương, qua đó xem Hoàng tử nào đó có đức tài thì truyền ngôi. Thời các vua Hùng, xã hội Văn Lang đã có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển cao. Vai trò của các vua Hùng trong việc khuyến nông thể hiện trong việc trị thuỷ, đắp đê chống lụt trong hình tượng nhân vật Sơn Tinh đánh với Thuỷ Tinh ( Sơn Tinh Thuỷ Tinhhay Tản Viên Sơn thánh), dạy dân cấy lúa ruộng nước ( Dạy dân Cấy lúa), trân trọng và khuyến khích những người sáng tạo ra món ăn mới, giống cây mới thể hiện trong việc đặt tên các món ăn mới. Ở truyện Dưa chua và mật mía, vua Hùng lấy tên cô gái Dưa, người làm ra món dưa chua, lấy tên chàng Mật, người làm ra món mật mía để đặt tên cho các món ấy, đặt tên thứ cây thân dây bò có củ gắn với nghề nông ( Bánh chưng bánh dày), phục chức cũ và ban thưởng cho Mai An Tiêm, người phát hiện ra dưa hấu quý ( Dưa hấu). Đây cũng là thời kỳ phát triển của nghề săn bắt và thuần phục thú rừng để phục vụ cho đời sống trong truyện Dạy dân săn lướiBắt trâu kéo cày. Người có công với nước, khi sống được phong chức tước, trọng dụng, khi chết được lập đền thờ cúng và phong sắc. Thánh Gióng khi đánh giặc xong lên trời được vua “sai lập miếu thờ tại làng quê” và “làm điện 9 tầng trên núi Nghĩa Lĩnh để tạ ơn trời”. Lý Văn Lang khi hộ giá vua đi kinh lí các vùng Thanh Nghệ Tĩnh được hoá lên trời, vua “sắc chỉ cho ba mươi bảy xã vùng Bàn Sơn lập miếu thờ. Tại Cao Mại là nơi thờ chính, phong là Phò mã phụ kí lang đại vương”. Lòng yêu nước, ý thức về chủ quyền quốc gia đã thể hiện rất cao trong thời đại các vua Hùng. Vua Hùng đã tập hợp được sức mạnh toàn dân và cuộc kháng chiến chống giặc Ân thể hiện trong truyện Thánh Gióng là cuộc chiến tranh nhân dân. Sức mạnh, sự to lớn trưởng thành vượt bậc của Thánh là biểu tượng của người dân Văn Lang. Chiến thắng của Gióng là chiến thắng của ý chí đoàn kết toàn dân tộc từ vua quan đến nhân dân, từ chính quyền trung ương cho đến các làng bản. Lần đầu tiên trong lịch sử, cuộc kháng chiến toàn diện từ trung ương đến địa phương, tiến công thần tốc, kết hợp nhiều thứ vũ khí, vừa tinh xảo (ngựa sắt phun lửa, roi sắt) vừa thô sơ (gốc tre Gióng nhổ ở bụi tre làng khi roi sắt gãy; nhân dân vác cuốc, vồ đất... chạy theo tráng sĩ đánh giặc). Có thể nói chuyện Thánh Giónglà bản anh hùng ca về lòng yêu nước, ý chí quật cường chống xâm lăng, tinh thần đoàn kết dân tộc của nhân dân Văn Lang.

Thời Hùng Vương là thời kì có phong tục tập quán thuần hậu mà nó được duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Tục gói bánh chưng bánh dày và cúng tổ tiêng trong dịp lễ tết trong truyện Bánh chưng bánh dày,tục ăn trầu liên quan đến tục ăn trầu hàng ngày và lễ vật cưới xin thiêng liêng và trong truyện Trầu cau. Tục sính lễ, rước dâu, thi tài chọn rể đã có từ thời vua Hùng trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh. Anh em, vợ chồng sống với nhau trong tình thương yêu và có tồn ti thể hiện rất rõ trong truyện Trầu cau. Giữa vua quan và dân gần gũi thân mật như người trong một làng, không thấy có sự phân cấp “Đoàn người phấn khởi hăng hái xông lại dùng dập chết cả bốn con lợn rừng gây hại. Vua sai mổ làm lòng ăn với nhau một bữa, còn thịt thì xả ra chia đều cho mỗi người một phần” ( Dạy dân săn bắt lưới). Các vua Hùng là biểu tượng cho sự mở đầu, khởi xướng các phong tục, tập quán và nghề nghiệp. Lang Liêu,vua Hùng thứ 7 mở đầu cho tục bánh chưng bánh dày, dạy dân cấy lúa, các vua khác khởi đầu cho cách săn bắt lợn rừng ( Dạy dân săn bắt lưới), thuần phục thú rừng phục vụ cho cày ruộng ( Bắt trâu kéo cày)... Tín ngưỡng thời các vua Hùng thể hiện trong 3 kiểu thờ cúng chính: thờ cúng trời đất, tổ tiên và các anh hùng. Tất cả mọi điều khó khăn, muốn nhờ cậy đều khấn trời, khi nghe tin giặc Ân sắp xâm lược đất nước, “Vua Hùng lo sợ mới lên núi Nghĩa Lĩnh lập đàn tế cáo trời đất xin nhà trời cho người xuống cứu” ( Thánh Gióng). Tín ngưỡng thờ tổ tiên thể hiện trong việc thờ cúng ông bà, người đã khuất trong dịp lễ tết như là tiêu chuẩn của đạo hiểu “Ta muốn truyền ngôi cho con nào làm ta vừa ý. Cuối năm nay mang trân cam mĩ vị đến để tiến cúng tiên vương, cho ta được tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi” ( Bánh chưng bánh dày). Quan điểm của nhân dân là giữa tổ tiên, những người đã khuất và con cháu, những người đang sống trong hiện tại có mối quan hệ thường xuyên, tổ tiên có thể về giúp đỡ con cháu và khi cầu việc gì thì người ta khấn vái tổ tiên. Trong truyện Thánh Gióng, Long Quân bố của các vua Hùng trong việc sai hịch dữ báo hoạ xâm lăng, xuất hiện ngay khi vua cầu khấn. Nhân dân lập đền thờ người anh hùng như Thánh Gióng, thờ cúng những con người có đạo nghĩa là chết oan trong truyện Trầu cau...

Như vậy, xã hội Hùng Vương đã thể hiện một cách khá rõ trong các truyện truyền thuyết và cổ tích: đó là một xã hội dân chủ, mọi người sống với nhau thân ái, hoà hợp từ vua quan đến dân chúng, kinh tế nông nghiệp phát triển cao, bước đầu có mầm mống của kinh tế hàng hoá vào cuối triều đại vua Hùng. Thời đại vua Hùng là thời đại bắt nguồn từ của nhiều phong tục tập quán tốt đẹp, nhiều nghề và sản vật mới được phát kiến và duy trì cho đến ngày nay. Thời vua Hùng cũng là thời kì rực rỡ của tinh thần quật cường dân tộc, ý thức cao về chủ quyền đất nước. Trong những thành tựu của sự phát triển xã hội đó, nổi bật lên vai trò của các vua Hùng như là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước, sự mưu trí sáng tạo trong lao động sản xuất. Chính vì thế mà dù trải qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử, hình ảnh của các vua Hùng vẫn ngời sáng trong tâm trí của mọi người dân Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người dân Việt và sau này là các triều đại phong kiến kế tiếp, đặc biệt là từ triều Lê sơ đến triều Nguyễn đã lập lăng thờ cúng, coi các vua Hùng là các vị vua tổ của người Việt phương Nam . Ngày nay, Đảng, Chính phủ và toàn thể nhân dân cả nước đều tự hào mình là con cháu của các vua Hùng và ngày giỗ vua Hùng trở thành Quốc giỗ.

Tài liệu tham khảo

(1) Vũ Kim Biên (2005) - Truyền thuyết Hùng Vương thần thoại vùng đất tô. Sở Văn hoá Thông tin Phú Thọ.

(2) Lê Gia (2003) - Lạc Việt sử ca, Nxn Thành Phố HCM, tr 10 – 19.

(3) Đặng Văn Lung (2003) - Lịch sử và Văn học dân gian, Nxb Văn học, H., tr 51 – 55.

(4) Tạ Chí Đại Đường (2006) - Thần người và đất Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, H., tr 131 – 134.

Nguồn: Ngôn ngữ & Đời sống, 4 - 2007, tr 35

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV
Tuần làm việc thứ hai, Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp, thảo luận về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao.
Công đoàn VUSTA tổ chức hội nghị triển khai công tác, phổ biến những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)
Ngày 9/5, Công đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (Công đoàn VUSTA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nửa đầu nhiệm kỳ (2023 -2028), triển khai công tác công đoàn đồng thời phổ biến những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) tới công đoàn viên.
Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.