Vũ Tuyên Hoàng - người đã cứu sống đàn gia cầm 80 triệu con ở Việt Nam
Sự việc chỉ sáng tỏ khi Hội đồng châu Âu mở cuộc điều tra về việc “đại dịch cúm H1N1 chỉ là cú lừa” lại trở thành tin chấn động toàn cầu.
Sự thiệt hại cho thế giới chắc chắn là rất lớn. Người nông dân Việt Nam cũng có thể đã phải gánh chịu tổn thất giống như vậy nếu như vào tháng 11-2005 của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam (VUSTA) không gửi đến Bộ NN&PTNT và các cơ quan Chính phủ về xử lý dịch cúm gia cầm công văn với nội dung như sau:
“Tuyên truyền về cúm gia cầm quá rầm rộ và thiếu chính xác đã gây tâm lý hoảng sợ không chỉ cho người dân mà cả giới chuyên môn. Do đó, cần cẩn trọng nhưng không gây hoảng loạn cho cộng đồng” .
Đây là kiến nghị này được đưa ra sau một ngày hội thảo dưới sự chủ trì của chủ tịch VUSTA, cố GS.Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng, trong bối cảnh dịch cúm gà H5N1 đang được cảnh báo rầm rộ trên báo chí. Đáng chú ý, quan điểm phòng ngừa cúm gà khi đó cực đoan đến nỗi lãnh đạo Bộ Y tế đã đề cập tới giải pháp đập chết hết 80 triệu gia cầm ở Việt Nam để trừ hậu họa. May mắn, kiến nghị kịp thời của các nhà khoa học Việt Nam đã cứu được đàn gia cầm khỏi một thảm họa nhân tạo trị giá hàng ngàn tỉ đồng!
GS. Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng đã rất tỉnh táo khi đưa ra biện pháp xử lý đúng đắn trước đại dịch cúm H5N1 khi cả thế giới đang hoang mang và tìm mọi cách tiêu diệt gia cầm. Nhờ phương pháp khoanh vùng dịch, đàn gia cầm 80 triệu con của Việt Nam được cứu sống.
Trở lại với đại dịch H1N1, hóa ra, một số hãng dược lớn đã “cài” người của họ vào WHO và những tổ chức có ảnh hưởng khác để nơi này dễ dàng tuyên bố đại dịch bùng nổ trên thế giới vào tháng 6-2009. Chỉ cần đợi đến khi WHO tuyên bố “đại dịch”, các hãng dược đã khởi động ngay những hợp đồng tiền tỉ cung cấp thuốc cho các chính phủ.
Các quan chức liên can sẽ phải điều trần và tự bảo vệ nhưng rõ ràng tiếng nói của một tổ chức như WHO đã bị mất uy tín nghiêm trọng do một số cá nhân gây ra. Ông Wolfgang Wodarg, Chủ tịch Ủy ban Y tế của Hội đồng châu Âu, người cáo giác việc này lý giải nguyên nhân: Ông Klaus Stohr - người đứng đầu Ủy ban Dịch tễ học WHO vào thời điểm cúm gia cầm và cũng là người chuẩn bị những kế hoạch đối phó với đại dịch, lại đồng thời trở thành viên chức cao cấp ở hãng dược Novartis!
Tuy nhiên, chưa thể khẳng định chắc chắn thông tin đại dịch H1N1 chỉ là một cú lừa bởi tổ chức WHO vẫn một mực khẳng định vai trò tư vấn nghiêm túc và không bị chi phối bởi nguồn lợi nào. WHO cho biết, việc khuyến cáo tiêm chủng H1N1 trên diện rộng chỉ nhằm mục đích bảo vệ tính mạng con người.
GS-VS Vũ Tuyên Hoàngsinh năm 1938 ở Hà Nội (về sau, trong các bản lý lịch tự khai ông ghi ở phần quê quán là Hà Nội, nhưng thực ra quê gốc của ông là làng Mộ Trạch lừng danh có nhiều tiến sĩ). GS-VS Vũ Tuyên Hoàng xuất thân trong một "danh gia vọng tộc" ở cấp độ hàng đầu trong suốt mấy chục năm qua của nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông là con của nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan (1902 - 1987, và nữ sĩ Hằng Phương (1908 - 1983). |