Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 02/10/2006 14:51 (GMT+7)

Vũ khí thời cổ đại

Nguyên nhân của sự sụp đổ bất ngờ nền văn minh thời đại đồ đồng có là cuộc chạy đua vũ khí dẫn đến những cuộc chiến tranh liên miên. Cuối thế kỷ XIII trước công nguyên, toàn bộ thế giới hồi đó hầu như bị tàn phá trong vòng đời một thế hệ. Người ta cho rằng nguyên nhân là những cuộc chiến tranh xảy ra liên tiếp tại Hi Lạp, Crete, Anatolia và Syria . Chiến tranh cũng không bỏ qua vùng Levant và Ai Cập. Robert Drews – nhà khảo cổ học thuộc trường ĐH Vanderbit ở Nash – ville, cho rằng do hậu quả của chiến tranh thời đó mà hàng loạt lâu đài bị thiêu trụi, hàng loạt kho báu bị cướp bóc và các vị vua bị giết hại.

Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XVII trước công nguyên, các chiến binh đi xe 2 bánh do ngựa kéo (chariot) là nỗi kinh hoàng trên các chiến trường vùng Cận Đông. Trong một trận chiến nổi tiếng ở Cadesh vào năm 1285 trước công nguyên, những người Hetyc đã sử dụng 3.500 xe chariot, còn quân của pharaoh Ramzes II cũng sử dụng số lượng xe tương tự. Tuy nhiên, các chiến binh dũng mãnh trên xe chariot đã bị thất bại trước đám bộ binh được trang bị gọn nhẹ, nhưng có thứ vũ khí tầm xa, đó là những ngọn lao.

Những ngọn lao trở nên nguy hiểm hơn nhờ một phát minh tuyệt vời – máy phóng lao. Đó là một đoạn gỗ rỗng có một đầu uốn cong hình móc câu để móc vào cán lao. Nó cho phép phóng ngọn lao đi xa thậm chí hơn 100 mét, xa hơn rất nhiều so với phóng bằng tay không. Máy phóng lao xuất hiện ở châu Âu vào khoảng năm thứ 18.000 đến 16.000 trước công nguyên. Cùng với những người thợ săn đầu tiên, nó vượt qua eo biển Bering đến châu Mỹ. Tại đây sau vài ngàn năm, người Aztec sử dụng máy phóng lao trong cuộc chiến tranh với người Tây Ban Nha. Thứ vũ khí này là nỗi khiếp đảm đối với binh lính của tướng Cortes: Nó có thể xuyên thủng cả áo giáp sắt!

Quân đội La Mã mới thực sự là đội quân được trang bị vũ khí mới. Mỗi người lính được cấp 2 ngọn lao nhẹ gọi là pilum. Ngọn pilum có chiều dài khoảng 2 mét và cân nặng dưới 4 kilogam. Sau khi luyện tập một thời gian ngắn, người lính có thể phóng pilum ra xa 30 mét. Pilum lại chia thành hai loại: loại lớn hơn gọi là eminus và loại nhỏ hơn – comminus. Cả hai loại thường được phóng ra trước khi đánh giáp lá cà bằng kiếm.

Một loại vũ khí tầm xa mới thời cổ đại là ngọn giáo sarissa đã khởi xướng phương pháp chiến đấu mới. Mặc dù giáo sarissa không dùng để ném, nhưng nó vẫn khống chế được đối phương ở tầm xa khá hiệu quả. Cây giáo dài từ 3-7 mét, cân nặng dưới 10 kilogam. Các chiến binh được trang bị sarissa, gọi là các sarissojoroi, đứng trên hàng đầu, dựng giáo tua tủa như lông nhím. Việc bẻ gãy phòng tuyến của các sarissojoroi là rất khó khăn. Người ta nghĩ ra cây giáo sarissa là vua Filip II (Mecedonia). Con trai ông là Alexander đại đế đã thắng trận Gaugamele nhờ thứ vũ khí này vào năm 331 trước công nguyên. Sau đó, trên đà thắng lợi, Alexander Đại đế đã dẫn quân tiến sâu vào châu Á và ngọn giáo sarissa trở thành thứ vũ khí chủ yếu cho quân đội của ông.

Khi ở châu Âu xuất hiện máy phóng lao, thì người ta cũng kịp thời nghĩ ra cung tên. Thứ vũ khí này nhanh chóng trở nên thông dụng và được trang bị cho bộ binh của pharaoh Ai Cập. Quân đội Hi Lạp và La Mã không sử dụng cung tên bởi vì nó được xem là vũ khí “dân mọi rợ” – người Scite ở phương bắc và người Amazonka ở Tiểu Á. Các nhà chế tạo vũ khí Hi Lạp, do vậy, đã làm ra thứ vũ khí tầm xa còn đáng sợ hơn - đó là katapulta (tên ghép từ tiếng Hi Lap “kata” và “peltes”, nghĩa là “chống lại khiên”).

Vào khoảng năm 400 trước công nguyên, người Hi Lạp thiết kế ra cỗ máy gastraphetes – nghĩa là cung bắn từ bụng. Sở dĩ gọi như vậy là vì khi sử dụng, một cánh cung tỳ lên bụng của chiến binh. Chiếc cung gastraphetes này có thể bắn được cả đá. Những tảng đá nặng tới 20 kilogam được bắn xa tới 200-300 mét. Loại cung này được sử dụng trong lúc công thành.

Cỗ máy katapulta (chống lại khiên) còn được sử dụng trên các chiến thuyền. Demetrius Poliorketess ( Macedonia ) trong trận đánh ở Salamine (Sip) vào năm 306 trước công nguyên đã sử dụng katapulta siêu nặng để bắn đi những tảng đá nặng tới 80 kilogam. Người thiết kế katapulta nổi tiếng thời cổ đại là Archimedes. Những cỗ máy huyền thoại của ông đã khiến cho quân đội La Mã không tài nào chiếm được thành phố Siracuz. (Thành phố này chỉ bị xâm chiếm sau khi có nội phản vào năm 212 trước công nguyên). Archimedes thậm chí còn chế tạo ra katapulta chạy bằng hơi nước, với nguyên tắc hoạt động tương tự như súng thần công sau này.

Người La Mã đã tiếp nhận và hoàn thiện kiểu katapulta của người Hi Lạp, biến nó thành vũ khí chính cho quân đội. Những mũi lao dài khoảng một mét phóng đi từ các katapulta cỡ nhỏ có thể đạt tới vận tốc trên 180km/h.

Cuối thế kỷ I sau công nguyên, một công trình sư La Mã là Julius Secstus Frontinus đã viết trong tác phẩm “Strategemata” rằng các cỗ máy chiến tranh đã đạt tới đỉnh cao của sự phát triển và không thể nào hoàn thiện hơn được nữa. Trong thực tế thì ông ta đã lầm. Vào thế kỷ III (sau công nguyên), người La Mã làm ra onager - đó là cỗ máy katapulta có dây kéo luồn qua một ống dây, chứ không phải hai ống như katapulta của người Hi Lạp. Những chiếc onager được tái tạo lại hiện nay có thể bắn những tảng đá nặng 6 kilogam đi xa hơn 300 mét!

Nguồn: Science, gdtd.com.vn, số 116, 28/09/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.