Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 11/10/2007 01:43 (GMT+7)

Việc nảy sinh nghĩa mới trong quá trình thâm nhập của từ địa phương vào vốn từ vựng toàn dân (trường hợp bồ, bịch, bồ bịch)

Sự lan toả của từ vựng toàn dân vào từ  ngữ địa phương cũng như sự thâm nhập của từ ngữ địa phương vào vốn từ vựng toàn dân là điều tất yếu xảy ra. Nam Bộ là một trong những khu vực có điều kiện kinh tế và văn hoá phát triển ở nước ta. Đồng thời, Nam Bộ lại là một vùng phương ngữ địa lí lớn. Do đó, vốn từ ngữ của phương ngữ Nam Bộ đã làm tăng một cách đáng kể phương tiện giao tiếp chung trong cả nước. Nhìn chung, đa phần các từ ngữ Nam Bộ khi thâm nhập vào vốn từ vựng toàn dân đều giữ nguyên ý nghĩa và cách dùng. Ví dụ: bột giặt, bột ngot, kem kí, nhậu,... Bên cạnh đó, cũng có một số từ ngữ khi tham gia vào vốn từ vựng chung đã có sự  biến đổi về toàn bộ ý nghĩa hoặc là một nghĩa nào đó. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn nói đến từ: bồ, bịch rồi đến bồ bịch.

1. Bồ

Qua khảo sát các cuốn từ điển xuất bản trước năm 1975, và đặc biệt là các từ điển xuất bản ở phía Nam như Tự điển Việt Nam phổ thôngcủa Đào Văn Tập (Nhà sách Vĩnh Bảo – Sài Gòn, 1952), Tự điển Việt Namcủa Lê Văn Đức(Nhà sách Khai Trí – Sài Gòn, 1970 ), Từ điển Việt Namcủa Thanh Nghị (Thời thế),... có thể thấy, bồ là từ của phương ngữ Nam Bộ, có nghĩa như sau:

1 Người bạn thân thiết.

2 Người cùng phe trong một cuộc chơi hay trong một đám bạc.

Trước đây, từ này hầu như không được dùng ở miền Bắc. Sau năm 1975, nó dần dà được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ toàn dân. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay nghĩa 2 ít được sử dụng.Còn nghĩa 1 “người bạn thân thiết” xuất hiện rất hạn chế. Chính xác hơn, nghĩa 1 thường được dùng trong cách xưng gọi để chỉ sự thân thiết và luôn mang đậm dấu ấn địa phương. Chẳng hạn như:

- “ Vậy thì bồkí cho qua một chữ vào đây” (QĐND 12-4-1981)

- Bồ không biết chữ thì điểm chỉ cũng được. Qua đọc cho bồnghe người ta ghi gì trong tờ cam đoan này nhé! (QĐND 25-1-1980)

- Bồơi, tôi đố bồbiết bọn bụi đời hoạt động ở đâu? (Đại đoàn kết 39-1979)

- Bồtính giùm thử xem có bao nhiêu khoản chi: mua tầu thuỷ, xăng, nhớt, mua lương thực, thuốc men nè...(QĐND 9-4-1981).

- Để coi – anh Năm nhẩm tính, ngay bữa kia, trễ thì ngày bữa kia, tôi trở về cầu ngang, từ nay tới đó mấy ông bàn kĩ, lên kế hoạch chi tiết, tính vốn, giống, lao động (...). Có khó khăn gì, các ông nói hết. – Tính cho kĩ nghe bồ! – Ba Công cười.(CATPHCM, 29-10-1998 tr.11)

Như vậy là ý nghĩa “chỉ nhân tình, người yêu”xuất hiện. Hiện nay, nghĩa này được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong cả phương ngữ Bắc lẫn phương ngữ Nam. Mặc dù trong vốn từ vựng toàn dân đã tồn tại hai từ nhân tình và người yêunhưng từ bồ vẫn được chấp nhận và có phần lấn lướt bởi sức gợi tả, súc tích và khả năng tạo ấn tượng mạnh mẽ của nó. Bên cạnh đó, ý nghĩa “chỉ nhân tình hoặc người yêu”hiện nay đã trở thành cách dùng phổ biến trong cả khu vực miền Nam, làm mờ nhạt dần đi ý nghĩa “chỉ người bạn thân thiết”vốn có của nó nên ít ai nghĩ đó là từ địa phương miền Nam. Ví dụ:

- Hiệp, tuổi gần 50, có 3 chiếc xe 12-15 chỗ ngồi chạy kinh doanh thường ghé qua khách sạn G.N đón khách qua đó quen và cặp bồvới Tuyết Nhung - đang có một con gái nhưng không chồng. (CATPHCM, 29-5-1999, tr.6)

- Do đã lỡ hẹn với Năm già nên khi nghe thấy tiếng gõ cửa đúng tín hiệu, bất đắc dĩ hắn lấy mền trùm lên cô bồrồi vội vã mặc đồ ra mở cửa. Nhưng hắn bàng hoàng, trước mặt hắn không phải là Năm già mà là các chiến sĩ công an.(CATPHCM, 28-8-1999, tr.4)

- Khoảng một năm trở lại đây chồng tôi có bồ, đã về nhà đánh đập, đòi bỏ tôi.(PNVNam, 1-12-1981, tr.6)

- Em lại đã có “bồ”.Anh ấy dễ thương lắm.(PNVNam, 14-201978, tr.4)

- Thưa tiểu thư, hẳn tiểu thư đang chờ “bồ”(người yêu)?(Bên những dòng sông, tr.54)

Trong tiếng Việt chung (cả phương ngữ Bắc và Nam ) có một từ bồ đồng âm, có nghĩa là : Đồ đựng đan bằng tre, nứa, có thành cao, miệng tròn, rộng gần bằng đáy. ( Từ điển Việt(Hoàng Phê chủ biên), Viện Ngôn ngữ học)

2. Bồ bịch

Bồ bịchtrong tiếng Nam Bộ, theo Từ điển tiếng Việt của Lê Văn Đức, có hai nghĩa:          

1 Bồ rất thân với mình, như tay mặt tay trái. Bồ bịch của tôi đa!

2 Tức bồ ( (dùng khi nhấn mạnh). Bồ bịch đầy nhóc còn than; Bởi anh chăm việc canh nông, Cho nên mới có bồ trong bịch ngoài (cd). Như vậy, cũng tương tự như trường hợp bồ, bồ bịchvới nghĩa “nhân tình, người yêu (nói khái quát )”trước đây không có trong phương ngữ Bắc, mà được mượn từ phương ngữ Nam . Điều đặc biệt là, từ bồ bịchvới nghĩa “nhân tình, bạn tình (dùng với nghĩa khái quát)”vốn cũng không có trong tiếng Nam Bộ xưa. Nó vốn chỉ có nghĩa là “bạn thân”.Hiện nay, ý nghĩa “nhân tình, bạn tình”của từ bồ bịchlà cách dùng phổ biến trong cả phương ngữ Bắc và Nam . Ví dụ:

“Nhưng vợ con không lao động, các anh rượu chè be bét , bồ bịchlăng nhăng nên có đồng nào là đánh sạch đồng đó.”(VNghệ 47/1982, tr.9).

“Thêm một việc làm thiếu nghiêm túc tại chốn trang nghiêm này, là có mấy cặp cô cậu không rõ là bồ bịchgì đó, đã ôm nhau thoải mái, có cặp lại “vô tư” tới mức ôm chặt lấy nhau và “cắn” vào miệng nhau, cứ như là đang ở công viên bến Bạch Đằng”.(Hái lộc đầu năm, CATPHCM, 7-2-1998, tr.6).

“Chị có ông xã hết ý. Bọn em sau này chán lắm. Chồng bây giờ hở một chút là bia ôm, hở một chút là ngoại tình , bồ bịch.”(Hưu chờ, tr.68)

- Cô vợ trẻ đá thúng đụng nia, công khai bồ bịch, hẹn hò... (Đại đoàn kết, số 216).

- Trước đây số bé gái bị bắt hầu hết chỉ có quan hệ bồ bịchvới các đại ca, hiếm khi có liên quan tới các vụ án. (CATPHCM, 11-3-1999, tr.29).

Đồng thời, trong từ vựng chung cũng có một từ bồ bịch 2, được cấu tạo theo phương thức ghép đẳng lập, với nghĩa: Bồ, bịch và những đồ đựng thóc gạo tương tự, đan bằng tre nứa (nói khái quát)” ( Từ điển Tiếng Việt(Hoàng Phê chủ biên), Viện Ngôn ngữ học)

Với nghĩa “nhân tình, bạn tình”, về mặt cấu tạo bồ bịchnhư là một từ láy, yếu tố bịchxét trong quan hệ đồng đại là một yếu tố không có nghĩa. Giống như trường hợp đómtrong đề đóm, đài đóm, bịchcũng là yếu tố mờ nghĩa do việc sử dụng hiện tượng đồng âm, và dưới áp lực hệ thốngcủa ngôn ngữ.

Chỉ có thể giải thích rằng: từ bồ và bồ bịch, vốn trong tiếng Nam Bộ không có cái nghĩa “nhân tình, bạn tình” như bây giờ. Chỉ có thể nói phương ngữ Bắc đã mượn của phương ngữ Nam từ này và dùng nó với nghĩa khác đi chút ít. Rồi sau đó, nó lại quay về với phương ngữ Nam . Cái nghĩa được thay đổi chút ít ấy được đem theo, làm phong phú thêm cho chính nó. Có thể hình dung sự biến đổi nghĩa này như sau:

bồ(nghĩa là bạn, thường được dùng để xưng gọi thân mật) được mở rộng nghĩa, có thêm nghĩa mới là “người yêu, người tình”.

bồ bịch(nghĩa là bạn bè thân thiếtnói chung) được mở rộng nghĩa, có thêm nghĩa mới là “người tình, tình nhân” nói chung.

Đây là sự thâm nhập thường thấy của các từ ngữ gốc phương ngữ vào ngôn ngữ chung, kèm theo đó là sự biến đổi nghĩa. Trong khi đó, nghĩa thứ nhất của từ bồ(bạn) và bồbịch(bạn bè) hầu như không được dùng ở các vùng phía Bắc. Sự biến đổi nghĩa này sử dụng cả mối quan hệ đồng âm, cả mối quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị độc lập: bồ 1- bồ 2- bịch - bồ bịch2 - bồ bịch 1.

Có thể hình dung sự phân bố cách dùng của hai từ bồbồ bịchtrong các vùng phương ngữ và vốn từ vựng tiếng Việt chung như sau:

PN Nam

trước đây

bồ 1 (bạn)

bồ 2(đồ đựng)

bịch (đồ đựng)

bồ bịch 1(bạn bè)

hiện nay

bồ 1(bạn; =>tình nhân)

bồ2 (đồ đựng)

bịch (đồ đựng)

bồ bịch 1(1:bạn bè; 2=> nhân tình, người yêu)

bồ bịch 2(đồ đựng)

PN Bắc

trước đây

bồ 2(đồ đựng)

bịch (đồ đựng)

bồ bịch 2(đồ đựng)

hiện nay

bồ1 (tình nhân)

bồ 2(đồ đựng)

bịch (đồ đựng)

bồ bịch 1(nhân tình) và bồ bịch 2(đồ đựng)

Đến nay, cách dùng bồbồ bịchvới nghĩa “người yêu, nhân tình” đã trở thành “của chung” trong vốn từ tiếng Việt.

Như vậy, có thể thấy sự thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau của các từ ngữ thật không đơn giản. Điều không đơn giản này chính là cuộc sống của từ ngữ, hay là do chính cuộc sống của chúng ta với vô vàn những mối quan hệ phức tạp và tế nhị, sinh ra như vậy?

__________

Tài liệu tham khảo

1. Từ điển tiếng Việt. Hoàng Phê (chủ biên). Nxb Đà Nẵng 2000

2. Từ điển tiếng Việt.Văn Tân, Nxb KHXH, 1977

3. Từ điển Việt Nam. Lê Văn Đức.Nhà sách Khai trí, S.1970.

4. Tự điển Việt Nam. Thanh Nghị, 1967

5. Tự điển Việt Nam. Đào Văn Tập.Nhà sác Vĩnh Bảo S.1952

6. Từ điển phương ngữ tiếng Việt.Đặng Thanh Hoà, Nxb Đà Nẵng, 2005

7. Cơ sở dữ liệu. Phòng Từ điển học, Viện Ngôn ngữ học.

8. Kho phiếu. Phòng Từ điển học, Viện Ngôn ngữ học.

9. ChuBích Thu. Tính từ tiếng Việt(Sách chưa in)

10. Nguyễn Thuý Khanh - Sự thâm nhập của từ địa phương vào ngôn ngữ toàn dân (Dưới cách nhìn từ điển học), Kỉ yếu hội nghị khoa học 2004, Viện Ngôn ngữ học.

11. Nguyễn Tài Thái - Phạm Văn Hảo - Sự thâm nhập của từ địa phương miền Nam vào tiếng Việt toàn dân giai đoạn 1945 – 1975 (Qua tư liệu văn học đối chiếu với từ điển).Kỉ yếu hội nghị khoa học 2003, Viện Ngôn ngữ học.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.