Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 15/06/2010 15:05 (GMT+7)

Vị cứu tinh của những bệnh nhân ung thư

Patrick Soon-shiong tốt nghiệp trung học sớm và có bằng y khoa của Đại học Witwatersrandvào năm 23 tuổi. Sau khi kết thúc thời gian thực tập bác sĩ Patrick Soon-shiong nhận bằng Thạc sĩ khoa học của Trường British Columbia và nhiều giải thưởng y khoa khác do Trường đại học Phẫu thuật, Đại học Hoàng gia Canada, Hiệp hội phẫu thuật của Mỹ trao tặng.

Năm 1980, Patrick Soon-shiong sang Mỹ học tập. Ông tiếp tục gặt hái được những thành công trong nghề nghiệp khi tuổi đời còn rất trẻ. Sau đó không lâu, Soon-shiong tham gia vào khoa Y của UCLA. Niềm đam mê nghiên cứu y học khiến ông chấp nhận rời bỏ Trường đại học Y Los Angeles (UCLA) năm 1991 để chuyên tâm vào quá trình nghiên cứu thuốc VivoRx điều trị bệnh đái tháo đường. Công ty đầu tiên của Soon-shiong cũng được thành lập vào thời gian này. Tới năm 1993 thì công ty ông là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cấy tế bào sản xuất insulin vào dưới da cho người bệnh.

Thành công này không khiến Soon-shiong dừng bước. Ông tiếp tục đào sâu sang một hướng nghiên cứu khác. Nhờ vào quá trình tìm hiểu bệnh đái tháo đường mà ông hiểu được nguyên lý chế tạo ra thuốc tác động trực tiếp đến tế bào ung thư. Abraxane - tên thuốc điều trị ung thư được ra đời vào năm 1993. Đó thực sự được coi là bước ngoặt trong cuộc đời của người Mỹ gốc Á này cũng như của nhiều bệnh nhân đang đau đớn vì ung thư. Abraxane là biến thể của thuốc Taxol dùng trong điều trị ung thư vú hoạt động trên nguyên tắc ức chế tế bào. 

Ông từ chối dùng tiền của các quỹ mà tự mình tìm ra phương cách trang trải cho các cuộc thử nghiệm đắt tiền do FDA (Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ) yêu cầu trước khi cấp giấy phép công nhận Abraxane có mặt trên thị thường.

Soon-shiong thành lập Công ty American Pharmaceutical Partners (viết tắt là APP) vào năm 1997 chuyên cung cấp thuốc điều trị ung thư và thuốc kháng sinh cho các bệnh viện. Lợi nhuận của APP để thành lập Quỹ phát triển Abraxane dành cho bệnh nhân ung thư vú.

APP đã tiến được những bước dài trên thị trường thương mại. Chỉ tính riêng thời điểm hãng này nhận được quyết định chính thức cho phép lưu hành Abraxane từ FDA năm 2005 thì giá cổ phiếu của APP đã tăng 30% chỉ trong một ngày.

Nhưng tầm nhìn sâu rộng của một tỉ phú đã giục Soon-shiong nên bán APP. Năm ngoái, thương vụ với Fresenius-một công ty của Đức mang về con số 5,6 tỉ USD đầy ấn tượng. Soon-shiong kiếm được cho riêng mình khoảng 3 tỉ USD trong số đó. Phần tài sản khác của ông còn bao gồm cả 80% cổ phiếu tại Abraxis Bioscience có giá trị lên tới 860 triệu USD.

Tuy nhiên, con đường của Soon-shiong không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Vài năm trước, một bài báo đăng tải trên tờ Annals of Oncology đã bình luận "Abraxane chẳng qua cũng chỉ là "bình mới rượu cũ" mà thôi". Xuất phát điểm là từ thành công của loại thuốc điều trị ung thư mang tên thương mại là Taxol do Hãng Bristol-Myers Squibb sáng chế. Kể từ năm 2000, khi bằng sáng chế hết hiệu lực, thị trường thuốc điều trị ung thư đã mở rộng cửa cho nhiều hãng dược khác. 

Abraxane được bán sỉ với giá 5.100 USD/liều dùng trong 3 tuần. Tuy vậy, các nghiên cứu đã khẳng định rằng Abraxane tốt hơn so với Taxol. Chuyên gia hàng đầu về ung thư vú, ông Eric Winer tại Viện Nghiên cứu ung thư Dana-Farber cũng đồng ý với nhận định này. Đáng tiếc là Công ty Abraxis chưa hoàn tất thủ tục xin phép dùng Abraxane trong điều trị các căn bệnh ung thư khác. Bệnh nhân ung thư phổi đang hy vọng sẽ sớm được tiếp cận với Abraxane.

Soon-shiong luôn tin rằng thuốc của ông tốt hơn hẳn các loại thuốc điều trị ung thư khác. Các bệnh nhân khi được chẩn đoán là bị ung thư thường rất bi quan về tình trạng sức khỏe nhưng với Abraxane, các khối u sẽ bị tiêu diệt. Trong quá trình nghiên cứu xem Abraxane có tác dụng với bệnh nhân ung thư tuyến tụy hay không thì Soon-shiong vẫn có cơ sở để hy vọng rằng, thuốc do ông chế tạo ra có khả năng vạch trần được bí ẩn của sự di căn. "Chúng tôi vẫn đang cố gắng tiêu diệt các tế bào ung thư cho các bệnh nhân phía bên kia bờ đại dương. Cá nhân tôi thì nghĩ rằng chúng tôi đã tìm ra con đường đúng đắn để tấn công vào các khối u quái ác - tác nhân khiến cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân giảm đi rõ rệt".

Hiện Soon-shiong đang bắt đầu với một công ty khác: Abraxis Health. Công ty con này sẽ được truyền cho 25 triệu USD vốn và thêm 200 triệu USD nữa từ Abraxis Bioscience để nghiên cứu sâu hơn về chẩn đoán, thường thì bắt đầu với một xét nghiệm di căn.

Nhờ vào sự dày công nghiên cứu, kiên trì thực hiện mục tiêu đã đề ra, Soon-shiong đã được đền đáp xứng đáng. Ông là tỉ phú duy nhất hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thuốc chữa bệnh lọt vào top 400 của tạp chí Forbes. Khối tài sản hiện nay của Soon-shiong ước tính lên tới 4 tỉ USD, đứng vào vị trí 87 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Trong cơn khủng hoảng tồi tệ vào năm 2008, rất nhiều tỉ phú lao đao nhưng ông lại là một trong số ít đứng vững trong thị trường.

Tài sản mà Soon-shiong thu được từ kinh doanh dược phẩm điều trị ung thư được ông sử dụng rất có mục đích. Cùng với vợ, bà Michele Chan - một ngôi sao truyền hình của thập niên 80, Soon-shiong chuyển cho từ thiện. Số tiền 100 triệu USD được ông chuyển tới cho Trung tâm Y tế Saint John's Health Center.

Thế nhưng, trước những lời tán dương rằng, ông vừa là một nhà nghiên cứu giỏi đồng thời là doanh nhân thành đạt cũng như một chiến lược gia tài ba, Soon-shiong chỉ khiêm nhường nói rằng: "Tôi chỉ là một bác sĩ đang cố tìm ra phương thuốc chữa bệnh hữu hiệu mà thôi".

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.