Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 24/05/2013 22:17 (GMT+7)

Về năm mất và nơi mất của công chúa Ngọc Hân

Tôi hoài nghi về kết luận này nên đã kiểm tralạisáchQuốc sửdi biêncủa Phan Thúc Trực (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, năm 2009), thấy có ghi sự kiện trên ở trang 70, nhưng ghi mất vào năm Giáp Tý, Gia Long năm tứ 3 tức năm 1804, chứ không phải năm 1806?

Qua tiếp cận các nguồn tài liệu chúng tôi xin xác minh như sau:

Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (tức 25-5-1770), là công chúa có tài sắc hơn cả trong số các cô con gái của vua Lê Hiển Tông (Cảnh Hưng). Năm 1786, sau cuộc hôn phối tổ chức trọng thể ở kinh đô Thăng Long, Ngọc Hân về Phú Xuân sống với vua Quang Trung, gắn bó đời mình với sự nghiệp người hùng "áo vải cờ đào" bằng một sức đồng cảm đặc biệt. Bà đã có với Quang Trung hai người con, một trai và một gái, hoàng tử tên là Nguyễn Văn Đức và công chúa Nguyễn Thị Ngọc, sau đổi thành họ Trần: Trần Văn Đức và Trần Thị Ngọc Bảo. Hai người con của bà Ngọc Hân sống ở Huế cho đến 1801.

Barizy, một sỹ quan người Pháp theo chân Nguyễn Ánh vào Huế ngay từ những ngày đầu của cuộc thắng thế ở Phú Xuân đã ghi lại trong bức thư viết vào ngày 16 tháng 7 năm 1801 như sau: "Nhà vua (Nguyễn Ánh) bảo tôi đi xem mặt các cô công chúa của kẻ tiếm vị (tức Quang Trung). Tôi đến đó, họ ở trong một căn phòng hơi tối, không phải là một phòng sang trọng, có tất cả 5 công chúa. Một cô 16 tuổi, theo tôi là một cô gái đẹp, một cô 12 tuổi là con gái của bà công chúa Bắc kỳ (tức Ngọc Hân), em này cũng coi được, còn 3 cô nữa từ 16 tuổi đến 18 tuổi thì nước da hơi nâu, diện mạo cũng dễ thương. Ngoài ra còn có 3 con trai, có một em độ 16 tuổi cũng da nâu nhưng nét mặt thì tầm thường, còn em trai kia độ 12 tuổi là con của bà công chúa Bắc kỳ thì diện mạo rất đáng yêu và có những cử chỉ rất dễ thương”.

Trong những hoàng tử, công chúa, quan lại và vợ của các quan lại cao cấp bị Nguyễn Ánh bắt được ở Phú Xuân, có rất nhiều phụ nữ mà Barizy đã đến tận nơi để kiểm nhận nhưng không thấy có hoàng hậu Ngọc Hân, như cách ghi của ông ta là công chúa Bắc kỳ. Điều đó làm cho chúng ta nghĩ rằng, vào năm Nguyễn Ánh chiếm Phú Xuân (1801), Ngọc Hân công chúa không còn ở Huế nữa. Cũng chính vì lý do đó, mà các con của bà phải chịu bơ vơ trong cung cấm để cuối cùng đành chịu cho Nguyễn Ánh bắt.

Điều đónhằmxácminh về sự chính xác ngày mất của Ngọc Hân, được ghi trong bảnPhả ký họ Nguyễn Ngọc ởlàng Phù Ninh, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là: "Tốt vu Kỷ Mùi niên, thập nhất nguyệt sơ bát nhật, tức là chết vào ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi, Dươnglịchnhằm vào ngày 4 tháng 12 năm 1799".

Phan Huy Ích đã soạn bài văn tế chữ Nôm, có ghi chú rõ làVăn tế hoàng hậu(tức Ngọc Hân) soạn vào năm Kỷ Mùi, tức năm 1799, trongDụ am văn tập (1).

Sau đây là bài soạn cho vua Cảnh Thịnh làm chủ tế với đề làKỷ Mùi đông nghĩ ngự điện Vũ hoàng hậu vớinhững lời lẽ hợp hoàn cảnh của bà Ngọc Hân như sau:

Than ôi! Nguyệt in phách quế, mái trường thu vừa rạng vẻ làu làu, sương ủ hồn hoa, niềm thương uyên chợt rơi mùi thoang thoảng. Nẻo chân du quạnh cõi biết tìm đâu, niềm vinh mộ bâng khuâng hằng chạnh tưởng.

Giọt ngân phái câu nên vẻ quý, duyên hảo cầu thêm giúp mối tu tề, khúc thư châu dội sánh tiếng hòa, khuôn nội tắc đã gây nền nhân nhượng(2).

Lanh lanh bút đỏ đua thơm, chói chói sách vàng rực sáng. Hồ đỉnh ngậm ngùi cung nỏ, sắp rắp chìm châu nát ngọc đã từng nguyền, cung khôn bịn rịn gối nao, ấp vì vun quế quen lan nên phải ngượng.

Tự sung linh hay gìn giữ hiếu tư. Vâng tứ đức cùng thỏa vui vinh dưỡng.

Noi tiên chí vậy đốc bề trí kính, dấu sân huyênđôi chốn sum vầy, cảm mẫu nghi mà thay buổi thừa hoan, vẻ áo vải xưa kia mường tượng(3). Mong thể thiên tùng chập thân cao, kiềm máy máy so le khôn lượng.

Sương nắng hấy rầy ngăn trường thúy, băn khoăn cơn lửa ngọc lò đan, gió mây xây phút ruổi xe loan. Khơi diễn nẻo non bồng vườn lãng. Lễ theo tình trọn cuộc mới cam, đức so thọ mực câu chưa đáng. Dù ngự đoái di thể sữa măng vài chút, lòng quyến linh đành có vẻ đức vang thêm, dù ngự cẩm cố khư hương khói đôi phen, lệ ấp tuất vốn còn nhuần gọi xuống, ấy tấc vuông hằng chăm một tín thành ắt mảy chút cũng thâu trên linh sảng.

Ôi! Bóng quạnh nước mây thoi đưa ngày tháng. Chồi tiên lan nhường rã rợi bên thềm, dấu cũ vũ bỗng lạnh lùng dưới trướng. Nguyền cũ hẳn nay đã trọn vẹn, bên Đan Lăng quanh quất mạch liên châu. Khí thiêng dõi để dặc dài. Trong thanh miếu ngọt ngào mùi quán sưởng. Rày nhân gác bánh liễu dư, bày hàng thử trượng. Nhìn hâm vệ hàng ngưng mọi vẻ, đường u hiển xa lìa, dâng điện diên gọi vái mấy lời, mối luân thường tỏ sáng.

Hỡi ơi! Cảm thay.

Căn cứ theo gia phả họ Nguyễn NgọcPhù Ninh và văn cảnh trong bài văn tế Ngọc Hân mà Phan Huy Ích soạn thì Ngọc Hân đã chết, tang lễ được tổ chức trọng thể ở kinh đô và được an táng tại Huế, 16 tháng trước khi Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân. Chứ Ngọc Hân không hề bị Gia Long "gây tình" như những người giàu óc tưởng tượng hư cấu thành thiên tình sử Ngọc Hân - Gia Long hấp dẫn, hiếm có nên đã gây một ấn tượng mạnh mẽ cho người dân xứ Huế bao đời nay. Có lẽ cũng chính vì thế mà Phan Thúc Trực (1808- 1852) đã ghi lại trongQuốc sử di biênchăng?

Còn hai người con của hoàng hậu Ngọc Hân, theo tài liệu của gia đình bên ngoại "Lê tộc phả ký" cho biết thì Nguyễn Văn Đức hơn công chúa Nguyễn Thị Ngọc 2 tuổi.

Ngày Phú Xuân thất thủ thì hai con của bà đã trên 10 tuổi, đã bị quân Nguyễn bắt giam, chắc chắn đều bị hành hình.

TheoĐại Nam chính biên liệt truyện (4),vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831), quan quân nhà Nguyễn vẫn tiếp tục truy tầm hậu duệ của Tây Sơn, bắt được Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Lương, Nguyễn Văn Đâu, Đâu là con của Đức, tất cả đều bị xử chém ngang lưng".Liệt truyệnghi là 3 người trên đều là con và cháu của Nguyễn Nhạc cả.

Phải chăngLiệt truyệnđã chép nhầm Nguyễn Văn Đức là con của Nguyễn Nhạc, và cũng không có lý khi niên hiệu của cha là Thái Đức lại đặt tên cho con là Đức, thì Nguyễn Văn Đức bị bắt vào năm 1831 chính là hoàng tử của Quang Trung hoàng đế con của hoàng hậu Ngọc Hân, năm bị bắt đã gần 15 tuổi (5). Mặc dùLiệt truyệnđã chép dòng dõi Tây Sơn không còn sót một ai (6)là chỉ nhằm trấn an nhân dân.

Đại Nam thực lục chính biênthì cho rằng, cả hai người con của bà Ngọc Hân đều bị chết non cả, khoảng đầu triều Gia Long, có một đô đốc cũ của Tây Sơn tên là Hài đã bí mật mang hài cốt của ba mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở làng Phù Ninh quê ngoại. Bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền đã cho xây mộ dựng đền, lập bia, dù đã cải trang nhưng bị phát giác. Vua Thiệu Trị ra lệnh phá hủy đền thờ, đào hài cốt đổ bỏ xuống sông”’.

Như vậy, đối chứng với các tài liệu hiện nay có được có thể kết luận rằng: Công chúa Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần, Dương lịch ngày 25 - 5- 1770, mất ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi, Dương lịch ngày 4 tháng 12 năm 1799. Công chúa mất và được triều đình tổ chức tang lễ rất trọng thể tại kinh đô Phú Xuân. ■

Chú thích:

(1) Bài soạn cho vua Cảnh Thịnh đứng tế.

- 1 bài soạn cho các công chúa củavua Quang Trung.

- 1 bài soạn cho bàthânsinhhoàng hậu là Phù Ninh từ cung.

- 1 bài soạn cho các TônthấtnhàLê.

- 1 bài soạn cho bà con bên ngoạicủa hoàng hậu ở Phù Ninh.

(2) Chỉ dòng cao sang, tương ứngvớitừ dùng Hoàng Phái.

(3) Chỉ thân mẫu là bà Từ Cung, vợ vua Hiển Tông và Quang Trung, người anh hùng áo vải.

(4)Đại Nam chính biên liệttruyện,Q.30, t. 55b.

(5) Vào đầu năm 2010, tụi đó tiếpnhận một thông tin tại Huế, cho rằng Nguyễn Văn Đức chính là con của hoàng đế Quang Trung và Bắc cung hoàng hậu. Nguyễn Văn Đức đó thoát được nhờ một người nhận án thay.

(6)Đại Nam chính biên liệttruyện,Q.30, t. 55b.

(7) Đệ tam kỷ (thòi Thiệu Trị), bản dịch tập XXIII, tr.183, 184.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...