Vai trò của gen thực vật trong nghiên cứu chịu nóng
Người ta biết rằng thực vật cũng tích luỹ một số hoá chất nào đó trong điều kiện đất phèn, hạn hán và nhiệt độ cao. Một trong số những hoá chất đó là glycinebetaine (GB), là đối tượng của một nghiên cứu gần đây của Xinghong Yang và các đồng nghiệp thuộc Viện khoa học sinh lý học thực vật - Trung quốc có tên gọi “kỹ thuật gen của tổng hợp sinh đối với GB nhằm thúc đẩy sự quang hợp chống lại điều kiện nhiệt độ cao ở cây thuốc lá chuyển gen”. Kết quả nghiên cứu của họ được đăng trên số ra mới đây của tạp chí sinh lý học thực vật.
Các nhà khoa học đưa gen betaine alđehye dehydrogenase (BADH) từ cây rau bina vào tế bào cây thuốc lá, cho phép tế bào biến đổi này sản sinh ra GB. Cây trồng bắt đầu tích luỹ GB và có khả năng chịu nhiệt được độ cao trong quá trình tăng trưởng. Ở một mức độ nào đó, cây trồng cũng bắt đầu đồng hoá carbon dioxide tốt hơn các loại cây dại cùng loại ở nhiệt độ lên tới 45 độ C, cho thấy quá trình quang hợp không bị phá hoại bởi điều kiện nhiệt độ cao.
Kết quả nghiên cứu cho thấy một chức năng mới của GB trong thực vật, trong đó GB có thể bảo vệ sự quang tổng hợp chống lại nhiệt độ cao. Với chức năng này có thể đưa tới cơ hội đưa gen BADH vào tế bào thực vật để tác động tới tính chống chịu nhiệt độ cao, một tiến trình bỏ qua những mối quan tâm về an toàn sinh học do gen được đưa vào từ một cây khác.
Để biết thêm chi tiết xin truy cập địa chỉ: http://www.plantphysiol.org/cgi/content/abstract/ 138/4/2299.
Nguồn: agbiotech.com.vn 1/9/2005