Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 13/10/2005 14:55 (GMT+7)

Và khoa học đã tạo ra con người…

Từ trứng và tinh trùng nhân tạo…

Năm 1996, John Eppig, một nhà sinh vật học tại Phòng thí nghiệm Jackson (Mỹ) đã bắt đầu việc thử nghiệm tạo ra trứng chuột trong môi trường nhân tạo. Ông lấy buồng trứng từ những con non mới đẻ, nuôi chúng trong đĩa cấy để từ đó tách ra được noãn bào và các tế bào có liên quan. Sau một quá trình chăm sóc rất công phu, trứng đã đủ tuổi được cho thụ tinh và hầu hết số này đều phát triển bình thường. Tuy nhiên, khi được cấy trở lại cơ thể chuột cái, chỉ có duy nhất một trong tổng số 190 phôi thí nghiệm tiếp tục phát triển cho đến thời kì cuối. Đáng buồn hơn nữa là Eggbert, chú chuột đầu tiên ra đời từ trứng nuôi cấy trong môi trường nhân tạo cũng không phải là một con vật khỏe mạnh bình thường. Chú ta mắc chứng béo phì và một số vấn đề nghiêm trọng về thần kinh ngay từ lúc mới sinh.

Song song với Eppig, một số nhóm nghiên cứu khác cũng theo đuổi mục đích tương tự, nhưng thứ “nguyên liệu thô” mà họ sử dụng để tạo ra trứng là các tế bào gốc. Năm 2003, Hán Schoeler và Kảin Huebner (ngành thú y, Đại học Pennsylvania) tuyên bố đã thành công trong việc tạo ra trứng từ tế bào gốc của phôi chuột. Trong lĩnh vực tổng hợp tinh trùng, công việc có vẻ tiến triển chậm hơn. Tuy nhiên, cho đến cuối năm 2003, giới khoa học cũng đã tạo được những tinh bào chuột đầu tiên từ tế bào phôi gốc. Các tinh bào này tuy chưa thật sự là những tinh trùng hoàn chỉnh (chúng chưa có đuôi), song khi được cho thụ tinh với trứng, chúng đã cho kết quả như mong đợi: phôi thai chuột được hình thành.

Những thành công của thí nghiệm trên động vật đã thúc đẩy giới sinh vật học tiến nhanh hơn nữa trên con đường chinh phục mục tiêu mà họ mong đợi: những tê bào sinh sản của con người được tạo ra từ trong phòng thí nghiệm. Đầu tháng 5 vừa qua, Antonin Bukovsky và đồng nghiệp thuộc chuyên ngành sản phụ khoa, Đại học Tennessee (Mỹ), là nhóm nghiên xứu đầu tiên công bố đã tạo ra được trứng và tế bào hạt (granulosa cell, loại tế bào nuôi dưỡng và bảo vệ noãn trong buồng trứng) từ các tế bào biểu mô bề mặt buồng trứng (OSE) được nuôi cấy. Bằng cách tách lấy các tế bào OSE từ buồng trứng của người trưởng thành, nuôi trong môi trường có estrogen 5 hoặc 6 ngày để kích thích chúng phát triển, Bukovsky cho rằng chúng ta có thể thu được những noãn bào khỏe mạnh, có khả năng phát triển thành trứng và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh. Ông cũng cho rằng, đây là phương pháp cho phép cung cấp một số lượngvô hạn trứng, nguồn tài nguyên vô giá cho điều trị vô sinh và nghiên cứu tế bào gốc. Tuy nhiên, điều khiến giới khoa học còn hoài nghi là tại sao một kết quả nghiên cứu “động trời” như vậy lại chỉ được công bố trên tờ “Sinh vật học sinh sản và Nội tiết”, một tạp chí chuyên ngành ít được biết đến và lại do chính Bukovsky làm chủ biên chứ không được tung hô rầm rộ trên các ấn phẩm khoa học uy tín như “Nature” hay “New Scientist” như lệ thường đối với một công trình có tầm cỡ. Sẽ phải có rất nhiều kiểm chứng và tranh cãi trước khi những người làm khoa học quyết đinh công nhận hay không công nhận kết quả làm việc của nhóm Bukovsky. Nhưng có một điều đã rõ ràng: cuộc chạy đua đến khả năng tạo ra một con người hoàn toàn từ những thành phần tổng hợp trong phòng thí nghiệm đã bắt đầu có kết quả.

…đến tử cung nhân tạo

Cùng lúc với trứng và tinh trùng nhân tạo, những ý tưởng về một tử cung được hình thành trong phòng thí nghiệm và có thể nuôi sống phôi thai bên ngoài cơ thể mẹ cũng bắt đầu được nhen nhóm. Năm 2002, giới nghiên cứu y học sinh sảng được một phen chấn động khi Hung-Chinh Liu (Đại học Cornell, Mỹ) tuyên bố đã tạo ra được tử cung từ các tế bào màng trong dạ con được nuôi trên một giá đỡ làm bằng loại vật chất có thể bị phân hủy bởi vi khuẩn và nhúng ngập trong môi trường dung dịch hormone và dưỡng chất. Khi một phôi người (tạo ra bằng thụ tinh trong ống nghiệm) được đặt vào trong tử cung nhân tạo này, nó lập tức làm tổ ở thành tử cung và bám vào lớp tế bào màng trong, hệt như ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Thí nghiệm kết thúc sau hai tuần vì có một số quy định không cho phép phôi người dùng cho những nghiên cứu dạng này phát triển lâu hơn thế.

Để quan sát những gì sẽ xảy ra ở giai đoạn tiếp theo, Liu lặp lại công việc với chuột thí nghiệm. Bà cho bào thai chuột phát triển trong tử cung nhân tạo đến ngày thứ 17 của thai kỳ (tương đương với tuần thứ 31 ở người). Với quãng thời gian này, Liu và các đồng nghiệp có thể quan sát được sự hình thành của các mạch máu, bánh nhau và túi ối. Tất cả đều có vẻ diễn ra bình thường. Tuy vậy, sự phát triển của bào thai lại không suôn sẻ. Các nhà khoa học có thể thấy rõ rằng chúng đều bị dị dạng nghiêm trọng. Thí nghiệm được lặp lại hơn 150 lần nhưng đều cho kết quả như nhau: tới ngày thứ 17, bào thai bộc lộ rõ các dấu hiệu dị dạng, Liu buộc phải phá vỡ túi ối để đưa chúng ra ngoài và tất cả đều chết hết. Những quan sát chi tiết hơn cho thấy vấn đề có thể ở các mạch máu. Có điều gì đó đã khiến chúng không thể phát triển bình thường và bào thai không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Như vậy là còn rất nhiều điều phải làm với tử cung nhân tạo. Tuy nhiên, Liu cho rằng bà sẽ sớm giải quyết được những vấn đề ở động vật để chuyển sang giai đoạn quan trọng nhất của công việc: tạo ra một tử cung nhân tạo hoàn hảo cho người.

Cùng một mục tiêu này nhưng với cách tiếp cận khác, Yoshinori Kuwabara (Đại học Juntendo, Nhật Bản) và cộng sự đã lấy bào thai từ dê mẹ, đưa vào một bể bằng chất dẻo chứa đầy dung dịch nước ối tổng hợp được giữ ổn định ở mức nhiệt độ cơ thể. Kuwara đã giữ cho bào thai dê sống tiếp được tới 10 ngày nữa bằng cách nối dây rốn của nó với một thiết bị bơm dưỡng chất vào và đẩy chất thải ra ngoài.

Đứa con của khoa học và những vấn đề của xã hội

Tất cả những nỗ lực của John Eppig, Antonin Bukovsky hay Hung-Chinh-Liu, cho dù được xuất phát từ những ý tưởng khác nhau nhưng cuối cùng đều đi đến một mục đích: sử dụng mọi can thiệp khoa học có thể để cải thiện chất lượng sinh sản của con người mà đỉnh cao là tạo ra một đứa trẻ hoàn toàn từ những yếu tố vật chất tổng hợp. Không thể phủ nhận những yếu tố tích cực của hành động này: chứng vô sinh và giới hạn độ tuổi sinh sản sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ; tỉ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh sẽ giảm đáng kể vì mọi phụ nữ có nguy cơ cao khi sinh đẻ đều có thể được trợ giúp bằng tử cung nhân tạo…Tuy nhiên, những vấn đề xã hội đặt ra cũng không hề đơn giản.


Cùng với sự hoàn thiện của tử cung nhân tạo, kảh năng tạo ra trứng từ những tế bào gốc bình thường, bất kể nó được lấy từ cơ thể nam hay nữ sẽ dẫn đến khả năng những cặp đồng tính nam cũng có thể sinh những đứa con của chính họ, từ trứng của một người và tinh trùng của người kia như những cặp bình thường. Nói rộng ra thì hai người đàn ông bất kỳ, nếu muốn đều có thể cùng nhau “tạo ra” một đứa trẻ để duy trì nòi giống mà không cân đến sự có mặt của phụ nữ. Tất nhiên, không một nhà khoa học nghiêm túc nào tin rằng những thành tựu của sinh sản trong phòng thí nghiệm sec xóa sổ phụ nữ, nhưng dẫu sao, nó cũng có thể làm đảo ngược nhận thức về giới trên phạm vi toàn cầuvà làm giảm đáng kể vai trò của người phụ nữ trong xã hội.


Sự phổ biến của tử cung nhan tạo cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến nhiều chính sách xã hội. Trên thực tế, tử cung nhân tạo là giải pháp an toàn hơn cho cả mẹ lẫn con so với tử cung bình thường. Các nguy cơ như bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con, tai nạn, ảnh hưởng của các dược phẩm mà sản phụ dùng khi mang thai, rượu, thuốc lá, hóa chất độc hại, dinh dưỡng không phù hợp…đều bị triệt tiêu. Tuy nhiên, chính vì nó là một giải pháp an toàn và hợp pháp như vậy nên có thể nhiều công ty bảo hiểm cũng như người sử dụng lao động sẽ tìm cách ép buộc khách hàng hoặc nhân viên nữ của họ phải sử dụng tử cung nhân tạo, đồng thời tìm cách lẩn tránh việc trả tiền bồi thường hoặc giải quyết chế độ thai sản cho những người mang thai và sinh nở tự nhiên, lúc đó có thể bị coi là “vừa kém an toàn, vừa mất thời gian”.


Tử cung nhân tạo còn có thể làm mờ nhạt giá trị của tình mẫu tử. Nhiều nghiên cứu tâm lý và xã hội đã chỉ ra rằng, thứ tình cảm thiêng liêng cao quý này có được một phần do những khó khăn, đau đớn và cả nguy hiểm và người mẹ phải đối mặt trong suốt quá trình mang thai và sinh nở. Theo đúng quy luật tự nhiên, càng vất vả, người ta càng quý trọng thành quả mà mình tạo ra. Về phía đứa trẻ, cũng có rất nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nhiều sở thích, cá tính và cả sự gắn bó với mẹ đã được nó tiếp nhận ngay từ khi còn là một thai nhi, chịu tác động của môi trường xung quanh như tiếng đập của trái tim người mẹ, mùi vị những thức ăn mà mẹ ăn, tiếng nói và bàn tay vuốt ve từ bên ngoài của mẹ…Như vậy, liệu một đứa trẻ lớn lên trong tử cung nhân tạo, thực chất là một thiết bị vô cảm có phải chịu những khiếm khuyết về tâm lý khi không trải qua những tác động này? Và nếu điều đó xảy ra, liệu nó có thể “làm hỏng” bao nhiêu thế hệ trước khi chúng ta có thể nhận định chính xác vấn đề và tìm ra phương hướng giải quyết?

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 49 (1767)

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.