Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 24/03/2011 18:51 (GMT+7)

Ung thư amidan

Đáp: Amidan nằm ở vùng họng miệng; vùng họng miệng dài khoảng 12,7 (5 inches) có giới hạn trên là cửa mũi sau và giới hạn dưới là lỗ trên của thực quản và khí quản. Vùng họng miệng bao gồm các cấu trúc: 1/3 sau lưỡi, vòm khẩu cái mềm, amidan, trụ trước sau của amidan, thành họng. Amidan là một cấu trúc nhỏ ở phía sau của họng, là một phần của hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.

Ung thư amidan là một loại ung thư vùng đầu cổ. Tùy thuộc vào loại tế bào mà ung thư xuất phát sẽ có những kiểu ung thư amidan khác nhau. Carcinom tế bào gai là ung thư thường gặp nhất chiếm 90% và lymphom là loại ung thư thường gặp thứ hai của amidan. Trong một số trường hợp, việc chẩn đoán phân biệt giữa lymphom và carcinom kém biệt hóa gặp nhiều khó khăn, khi đó sinh thiết với cắt trọn amidan được xem là một việc làm cần thiết.

Theo như thư của chị mô tả thì đây là một trường hợp carcinom tế bào gai của amidan.

Bệnh viện Ung bướu TP. HCM năm 2009 tiếp nhận điều trị hơn 130 trường hợp ung thư amidan loại carcinom tế bào gai. Đây là loại ung thư amidan thường gặp ở lứa tuổi 50 – 70. Nam nhiều hơn nữa 3 – 4 lần, thường có (60%) di căn hạch cổ trong đó có 15% di căn hạch cổ 2 bên và 7% di căn xa.

Các yếu tố nguy cơ liên quan ung thư amidan:

- Hút thuốc.

- Uống nhiều rượu.

- Nếu kết hợp cả 2 yếu tố trên, nguy cơ bị ung thư sẽ cao hơn.

- Nhiễm HPV (virus gây u nhú ở người).

Triệu chứng

Đau họng là triệu chứng đầu tiên thường gặp. Đau thường lan lên tai cùng bên. Có khi sờ thấy hạch cổ do di căn và đôi khi hạch cổ là triệu chứng chú ý đầu tiên. Ngoài ra còn gặp; ho, khó nuốt, sụt cân, có khối u lành sau họng, thay đổi giọng nói…

Chẩn đoán chính xác là sinh thiết amidan để có thể giải phẫu bệnh.

Đánh giá chú ý bao gồm soi thanh quản, phế quản, thực quản vì trong trường hợp có yếu tố nguy cơ cao có thể xuất hiện thêm ung thư thứ hai khoảng 10% trường hợp. X quang phổi và CT scan vùng đầu cổ cũng là những xét nghiệm cần thực hiện.

Tiên lượng sống còn tùy thuộc giai đoạn bệnh nhưng nói chung khoảng 50% sống ít nhất 5 năm sau chẩn đoán.

Điều trị

Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị là những phương thức điều trị được chọn lựa tùy thuộc tình trạng bệnh.

Phẫu thuật:cắt bỏ một phần họng chứa bướu. Có nhiều cách phẫu thuật tùy thuộc vị trí bướu. Có những biến chứng có thể tạm thời như khó thở, ảnh hưởng đến khả năng nói.

Xạ trị:xạ trị ngoài hoặc xạ trị áp sát. Chỉ định khi bướu nhỏ; trước hoặc sau phẫu thuật nếu có bướu lớn; điều trị triệu chứng khi giai đoạn tiến xa.

Hóa trị:ít được sử dụng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy kết hợp hóa trị và xạ trị cho kết quả tốt ở những trường hợp ung thư đầu cổ bao gồm ung thư amidan lan rộng. Hóa trị tân hỗ trợ làm giảm kích thước bướu hạ giai đoạn đang được tiếp tục nghiên cứu đánh giá. Hóa trị đa hóa chất cho kết quả tốt.

Bướu nhỏ xạ trị hoặc phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn. Nếu bướu lớn dùng kết hợp hóa trị và xạ trị và phẫu thuật có thể sẽ là phương pháp chọn lựa sau cùng nếu không đáp ứng xạ trị kết hợp hóa trị. Phẫu thuật có thể sẽ bao gồm cắt bỏ bướu, hạch di căn vùng cổ và một phần xương hàm; phẫu thuật tái tạo cần thiết sau điều trị phẫu thuật nhằm phục hồi chức năng và thẩm mỹ.

Sau điều trị vẫn phải tiếp tục theo dõi sát vì có thể xuất hiện ung thư thứ hai vùng đầu cổ.

Trong trường hợp của cha chị, đây là trường hợp ung thư amidan lan rộng. Tùy điều kiện cụ thể trên bệnh nhân sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị nào có hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Trong thời gian điều trị, cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và nên dùng thức ăn mềm, lỏng khi xạ trị; chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng.

Sau xạ trị bệnh nhân có thể được chuyển đến Viện Răng Hàm Mặt để làm máng fluor nhằm bảo vệ răng.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.