Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 14/05/2005 00:08 (GMT+7)

Ứng dụng công nghệ sinh học trong điều trị bỏng

Một trong các hướng nghiên cứu của CNSH là tìm ra các mối liên quan giữa các yếu tố sinh học do các tế bào sản sinh ra trong các đáp ứng bệnh lý với bệnh bỏng, từ đó tìm ra các chế phẩm có tác dụng điều trị bỏng và điều trị vết thương. Những khám phá về vai trò của các chất trung gian hóa học, các yếu tố phát triển... đã giúp việc điều trị sốc khi bị bỏng, điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm độc bỏng đạt được những kết quả khả quan. Các loại thuốc tại chỗ sử dụng cho điều trị vết bỏng có chứa các yếu tố phát triển để làm tăng cường quá trình liền vết bỏng nông cũng như hạn chế sẹo do bỏng để lại đã được nhiều nước điều chế thành công.


Cuba là một trong những nước có nền CNSH phát triển mạnh cũng đã thành công trong việc kết hợp Silver Sulfadiazine 1% với các yếu tố phát triển để sản xuất Herbecmine - một chế phẩm có chất lượng cao trong điều trị vết bỏng nông và bỏng trung bì sâu. Bằng công nghệ phân tử, nhiều loại băng vết thương, nhiều loại thuốc có chứa các yếu tố sinh học cũng đã được sản xuất để điều trị vết thương, vết bỏng.


Nhiều công ty của Anh, Mỹ, Trung Quốc đã thành công trong lĩnh vực này. Tập đoàn ANSON (Trung Quốc) đã đưa ra thị trường nhiều loại băng vết thương có chứa các chế phẩm sinh học dùng để điều trị các vết bỏng, vết loét đạt kết quả tốt. Hiện nay, việc nghiên cứu, sản xuất các chế phẩm bằng CNSH phục vụ điều trị vết thương phần mềm, vết bỏng dưới dạng thuốc, băng vết thương đang là xu hướng được nhiều nước quan tâm.


Việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của CNSH vào điều trị vết thương, vết bỏng đã và đang được các nhà khoa học, các thầy thuốc chuyên ngành bỏng, chuyên ngành mô phôi ở nước ta quan tâm. Viện Bỏng quốc gia, một trung tâm bỏng hàng đầu của Việt Nam, là nơi tiên phong nghiên cứu và ứng dụng CNSH vào điều trị bỏng. ơn giản nhất là việc tìm kiếm các loại da thay thế da tự thân, các màng sinh học  thay thế da tạm thời trong điều trị vết thương, vết bỏng. ứng dụng CNSH để xử lý và bảo quản các loại da, các màng sinh học thay thế da là một trong những hướng ưu tiên của chuyên khoa bỏng và chấn thương. Mặc dù da tự thân là vật lý tưởng nhất để che phủ vết thương, vết bỏng, nhưng trong trường hợp da tự thân không thể đáp ứng được (do thiếu, do thể trạng người bệnh không cho phép lấy...) thì việc tìm kiếm các loại da, các màng sinh học thay thế da (tự thân) tạm thời đã trở thành một xu hướng tốt. Việc sử dụng các loại da động vật (da dị loại) như da lợn, da ếch... để che phủ vết thương phần mềm, vết bỏng đã được sử dụng từ rất lâu. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại da này cũng mới chỉ dừng lại ở cách sử dụng đơn giản, đó là da tươi. Mặc dù da dị loại tươi có những ưu điểm, nhất là khả năng bám dính tốt, nhưng nó cũng có những nhược điểm nhất định. Hơn nữa, việc sử dụng lại ở thế bị động, khó có thể sử dụng rộng rãi trên lâm sàng. Do đó, ban đầu CNSH đã được áp dụng để xử lý và bảo quản các loại da dị loại, sau đó là da của các tử thi (đồng loại). Nhiều công nghệ đã được áp dụng như công nghệ xử lý và bảo quản da dị loại, đồng loại bằng kỹ thuật lạnh sâu, kỹ thuật đông khô, kỹ thuật xử lý và bảo quản trong glyxeryl ưu trương, kỹ thuật đông khô kết hợp tiệt khuẩn bằng tia gam-ma... Ngoài các loại da dị loại, da đồng loại, một số màng sinh học khác cũng được sử dụng để điều trị vết thương, vết bỏng như máng ối lấy từ bò, từ người, màng collagen...

Bên cạnh đó, Viện Bỏng quốc gia cũng đã có những nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu với các nước như Anh, Nga, Singapore về nuôi cấy nguyên bào sợi, tế bào sừng trong điều trị bỏng. Kỹ thuật nuôi cấy tế bào sừng trong phòng thí nghiệm cũng đã được xúc tiến trong nhiều năm qua và đã có những thành công bước đầu.


Gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt Nghị  định thư về hợp tác khoa học giữa Viện Bỏng quốc gia và Viện Ngoại khoa Liên bang Nga. Theo đó, phía Nga sẽ chuyển giao công nghệ nuôi cấy nguyên bào sợi cho Việt Nam. Trong năm 2002, các chuyên gia của Nga đã sang làm việc tại Viện Bỏng quốc gia và viện cũng đã cử ba cán bộ sang Nga  để học về công  nghệ nuôi cấy nguyên bào sợi. Việc nuôi cấy nguyên bào sợi thành công sẽ nâng cao chất lượng điều trị bỏng lên một bước và tạo điều kiện để phát triển sản xuất da nhân tạo. Hiện nay, Viện Bỏng quốc gia cũng đang xúc tiến các bước để tiếp thụ công nghệ nuôi cấy tế bào sừng từ Singapore. Viện cũng đã và đang hợp tác với Tập đoàn ANSON (Trung Quốc) để nghiên cứu đánh giá tác dụng của băng vết thương có các yếu tố sinh học được sản xuất bằng công nghệ phân tử trong việc điều trị bỏng.


Trong Dự án cải tạo nâng cấp Viện Bỏng quốc gia, một hệ thống phòng thí nghiệm CNSH hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ được xây dựng. iều đó mở ra triển vọng sẽ có bước đột phá trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của CNSH vào việc điều trị bỏng và vết thương phần mềm cũng như các ứng dụng của nó trong các chuyên ngành khác của y học hiện đại, trong đó công nghệ gien và công nghệ tế bào gốc là những ưu tiên phát triển.

PGS. TS Lê Năm

Nguồn: www.nhandan.com.vn ngày 22-02-2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.