Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 06/05/2009 21:24 (GMT+7)

Tự động hoá điều khiển và giám sát đóng cắt máy cắt trạm trung gian qua đường dây điện thoại

Điện lực Gia Lai đang quản lý vận hành 17 trạm biến áp trung gian 35/22kV, 35/15kV, 35/10kV, 35/6kV và các trạm cắt trung gian (gọi tắt là trạm trung gian). Trong trạm trung gian lắp đặt các máy biến áp, các máy cắt bảo vệ và đóng cắt các máy biến áp và các xuất tuyến vào ra. Ngoài ra có 65 máy cắt phân đoạn đường dây nằm rải rác trên các đường dây cao thế.

Vì các trạm trung gian không có người trực nên công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp phải thường xuyên đến để lấy các thông số vận hành, hoặc thao tác đóng cắt các máy móc phục vụ cho công tác trên lưới điện và đóng lại máy cắt để cấp điện lại cho khách hàng trong trường hợp máy cắt tự cắt do sự cố... Những công việc trên rất tốn nhân lực và thời gian của ngành điện, vì khoảng cách từ các trạm trung gian đến trung tâm trực điều hành và xử lý sự cố thường rất xa, có vị trí xa đến 40 km. Đặc biệt khi có sự cố trên lưới điện, máy cắt tự động cắt gây mất điện toàn khu vực, có trường hợp không phát hiện được ngay vùng mất điện để xử lý kịp thời phục vụ cho khách hàng.

Trưởng phòng kỹ thuật Nguyễn Đức cùng hai cộng sự Võ Ngọc Quý và Nguyễn Phương Nam đã dày công nghiên cứu cho ra đời giải pháp kỹ thuật: “Sử dụng PLC *và PC **điều khiển và giám sát đóng cắt máy cắt trạm trung gian từ xa qua đường dây điện thoại”.

Giải pháp kỹ thuật đã sử dụng, tận dụng lại toàn bộ các thiết bị nhất thứ, nhị thứ hiện có, thiết kế, lắp đặt hệ thống điều khiển PLC tại các trạm trung gian không người trực. Các kỹ sư giàu tính sáng tạo đã đấu nối toàn bộ hệ thống tín hiệu bảo vệ, điều khiển, đo lường của các máy cắt vào tủ điều khiển từ xa PLC; viết chương trình cho PLC để điều khiển và giám sát đóng cắt từ xa các máy cắt bằng ngôn ngữ S7-300; cài đặt cấu hình các modem hiện có để có thể kết nối máy tính đặt tại Phòng Điều khiển Trung tâm Điều độ điện lực và PLC đặt tại các trạm trung gian qua đường dây điện thoại; sử dụng giao tiếp qua cổng COM, tốc độ truyền 9600 bps; viết chương trình giao diện tại máy tính để có thể điều khiển và giám sát đóng ngắt tự động các máy cắt tại máy tính bằng ngôn ngữ Visual Basi 6.0.

PLC đặt tại các trạm trung gian hàng giờ tự động quay số để kết nối báo thông số và trạng thái các máy cắt xuất tuyến về máy tính đặt ở Trung tâm Điều độ. Khi sự cố làm các máy cắt tự động cắt, PLC tự động thực hiện đóng lặp lại máy cắt từ 0 đến 3 lần theo chu trình cài đặt trước; tự động quay số để kết nối báo về máy tính tình trạng máy cắt, nguyên nhân...

Ưu điểm của giải pháp là định kỳ truy cập để lấy thông số (dòng điện, điện áp, tần số, công suất, sản lượng...), tiết kiệm được thời gian và nhân lực cho công tác này, đồng thời kịp thời phát hiện sự cố để giải quyết nhanh chóng, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho khách hàng, giảm thiểu thời gian mất điện.

Điện lực Gia lai đã thử nghiệm thành công giải pháp này tại các trạm trung gian F11 Chư Sê, F19 Hàm Rồng, F12 Đăk Đoa. Giải pháp được Hội đồng sáng kiến của Điện lực Gia Lai đánh giá cao và có khả năng áp dụng hầu hết các trạm trung gian trên địa bàn Gia Lai. Điện lực Đắc Lắc đến tham quan học tập kinh nghiệm và áp dụng giải pháp này tại một trạm trung gian của Đắc Lắc. Chi phí lắp đặt 7.165.000 đồng/trạm, vận hành, thuê bao 1 điện thoại khảng 360.000 đồng. Tổng số tiền mà giải pháp này làm lợi được Điện lực Gia Lai tính toán vào khoảng 89 triệu đồng/trạm.

Hiện nay, mỗi công ty điện lực tỉnh, thành phố có trung bình khoảng trên 10 trạm trung gian và hàng chục máy cắt phân đoạn đường dây. Nếu áp dụng ra toàn quốc, giải pháp này sẽ làm lợi rất lớn về nhân lực, thời gian, tiền của cho ngành điện.

---------

*PLC(Programmable Logic Controller)là một bộ điều khiển logic lập trình được. PLC dùng để thay thế cácmạchrơ le trong thực tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo.

**PC (Personal Computer): máy tính cá nhân

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.