Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 10/04/2006 14:41 (GMT+7)

Truyền thuyết về Xuân Nương và lễ cầu trâu

“Mồng mười là hội Hương Nha

Mười hai Gia Dụ, mười ba hội Hiền”

Trong những năm nước ta bị nhà Hán đô hộ, có một người con thuộc dòng dõi họ Hùng tên là Xuân Nương công chúa đã chọn vùng đất thuộc xã Hương Nha, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ngày nay để dấy cờ khởi nghĩa và đem quân giúp Hai Bà Trưng đuổi giặc. Để tưởng nhớ công lao của vị nữ tướng, nhân dân xã Hương Nha đã lập đền thờ bà. Hiện nay, ở Phú Thọ vẫn lưu truyền truyền thuyết về nữ tướng Xuân Nương - một trong những nữ tướng tài ba của Hai Bà Trưng để giáo dục truyền thống cho con em mình.

Sau khi đánh thắng Tô Định, Xuân Nương đã cùng một số binh sỹ của mình trở về Hương Nha giết mổ trâu ăn mừng chiến thắng. Để tỏ lòng khâm phục và yêu quý. Hai Bà Trưng đã gả em trai cho bà. Khi Mã Viện sang xâm lược nước ta nhằm đánh đổ nhà nước do Hai Bà Trưng lập nên, Xuân Nương đã cùng chồng lãnh đạo quân sĩ và nhân dân trong vùng chiến đấu. Do sức quân địch mạnh, chồng bà bị bao vây và giết chết. Nghe tin chồng bị hy sinh, Xuân Nương đã chỉ huy quân đội anh dũng chiến đấu. Vì đội quân của bà chủ yếu là nữ binh nên Mã Viện đã ra lệnh cho quân lính lột hết quần áo nhằm làm cho quân của bà hổ thẹn mà không dám đánh nữa. Chính thủ đoạn đê hèn đó của quân giặc, Xuân Nương đã ngượng ngùng khiến cho binh sĩ bị địch bao vây. Trong tình thế đó, bà đã chỉ huy quân ra sức chiến đấu mở được vòng vây chạy về Hương Nha. Tại đây, bà và nhân dân làm lễ tế trời đất phù hộ. Quân giặc lại kéo tới truy sát. Xuân Nương chạy đến làng Hương Nộn. Tương truyền khi bà chạy về đây bỗng trời đất tối tăm, sấm chớp nổi lên vần vũ cả một vùng làm quân giặc khiếp sợ. Sau khi trời quang mây tạnh, nhân dân không thấy bà đâu nữa cho là bà tự hoá.

Từ truyền thuyết đó, để nhớ ơn Xuân Nương, mỗi khi xuân về, xã Hương Nha và người dân quanh vùng lại tổ chức lễ hội cầu trâu. Hội cầu trâu được tổ chức từ mông 2 - 10 tháng giêng âm lịch với các nghi lễ trang trọng.

Để tổ chức lễ hội cầu trâu, người ta phải chuẩn bị mọi thứ từ trước tết, đồ lễ gồm trâu đực, gà trống và chọn nhà “ Chứa lềnh” (người chủ trì lễ hội). Người được chọn làm Chứa lềnh phải là người ăn ở hoà thuận, được mọi người yêu quý, kính nể và trong gia đình không có tang. Trâu dùng tế lễ phải là trâu đực nhưng không được thiến, màu đen tuyền. Gà làm lễ phải có mào to, đỏ tươi, mã đẹp, chưa thiến.

Nhà Chứa lềnh sau khi tiếp nhận gà và trâu sẽ bắt tay vào chuẩn bị những thứ phục vụ cho việc tế lễ gồm lạt, cột để buộc trâu, đuốc để rước trâu, một hũ rượu, một chiếc vồ làm bằng gỗ nhãn, hai cái duộc bằng nứa để múc rượu và gạo nếp, mía, hoa quả. Theo dân gian, những đồ này bắt buộc phải đầy đủ vì là những đồ mà bà Xuân Nương đã dùng trong lễ khao quân.

Trâu và gà phải được mua trước ngày 25 tháng chạp để làm lễ cúng báo với thành hoàng rồi giao cho nhà “ Chứa lềnh”. Đồng thời từ ngày 25 tháng Chạp cho đến mồng 10 tháng giêng nhà “ Chứa lềnh” phải ăn chay. Đây là quy định bắt buộc vì dân gian cho rằng nhà “ Chứa lềnh” chính là hiện thân của bà Xuân Nương (mà bà Xuân Nương thì ăn chay).

Lễ hội cầu trâu của nhân dân xã Hương Nha bắt đầu được tổ chức vào mồng 2 tết. Dân làng chọn ra 12 “con chúa” và đến nhà “ Chứa lềnh” để rước trâu, gà ra đền làm lễ. Mười hai “con chúa” là 12 thanh niên khoẻ mạnh, đóng vai các quân sĩ giỏi của bà Xuân Nương.

Trong lễ hội cầu trâu còn có “ nhà Sát” - tức là người chịu trách nhiệm giám sát việc cúng tế và giết trâu. Khi làm lễ, dân đốt 2 bó đuốc lớn cạnh cột buộc trâu. Sau đó, nhà Sát dắt trâu đến buộc vào cột và làm lễ. Cùng lúc đó, “con chúa” bắt đầu nhảy múa hò reo quanh con trâu. Trong khi các chàng trai đang hồ reo thể hiện sự vui mừng thì nhà Sát tiến đến ghé sát vào tai trâu dặn dò:

“Nay chủ ta sai ta chém mày

Mày được về chầu trời

Hôm nay là ngày nhân dân khi hạ tế trời

Cầu cho người và muôn vật được thịnh”.

Sau đó, nhà Sát hô to 3 lần rồi cầm chiếc vồ đã được chuẩn bị trước đánh vào huyệt trên đầu trâu. Khi trâu bị ngã, nhà Sát lấy bó đuốc châm vào bộ phận sinh dục của trâu xem đã chết hẳn chưa. Sau đó, nhân dân đem ra làm thịt. Họ lột da trâu và căng ra để làm nồi nấu. Đây là hình thức mô tả lại cảnh khao trâu của Xuân Nương theo truyền thuyết.

Lột xong da, người ta lấy 12 miếng thịt ngon, tim gan, đầu trâu và chân trâu cho vào một chiếc mâm làm bằng mây rước vào thờ trước đền. Đầu trâu đặt hướng vào trong. Riêng tim gan được chia làm 2 phần dùng để cúng vào “tuần đầu hôm” và “tuần gà gáy”. Nghi lễ cúng “tuần đầu hôm” được làm vào mồng 2. Nghi lễ “tuần gà gáy” tiến hành vào sáng mồng 3.

Sau hai nghi lễ này, nhân dân tổ chức “trại chài” với lễ vật gồm thịt và lòng trâu. Khi làm lễ, nhà Sát đem đồ cúng ra bến sông tung cho mọi người để cầu may. Nhân dân Hương Nha cho rằng, gia đình nào nhặt được đồ lễ này sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới.

Khi làm xong các nghi lễ, nhà Chứa lềnh tổ chức vui chơi hội hè và chuẩn bị một mâm bánh chưng, bành dày để cúng vào ngày mồng 10. Sáng mồng 10, các kiệu ở đình Thượng và đình Hạ trong xã được dân rước ra bến nước Lão Châu và các trò chơi hội cầu trâu bắt đầu.

Các trò chơi dân gian được mọi người tham gia nhiệt tình như trò cày bừa thi, tát nước, bán ngài… Đây là những trò diễn phản ảnh hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Đầu tiên là vai cày đi trước, vai bừa theo sau rồi 2 người tát nước. Hai chàng khoẻ mạnh được chọn làm trâu, họ đội lên đầu chiếc đầu trâu làm bằng mo nang. Bên cạnh những trò diễn nghi thức lao động, dân Hương Nha còn tổ chức thi đấu vật, chọi gà, cờ tướng…

Lễ cầu trâu ở Hương Nga gắn liền với truyền thuyết nữ tướng Xuân Nương, thể hiện tinh thần yêu nước, lòng biết ơn của nhân dân đối với các anh hùng có công với làng với nước. Ngày nay, đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hương Nha đã tôn tạo và khôi phục lại lễ cầu trâu với nhiều trò diễn dân gian độc đáo làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ.

Nguồn: Dân tộc & Thời đại, số 82, 9/2005, tr 20, 21

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.