Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 15/12/2010 18:23 (GMT+7)

Truyền thuyết và chính sử về tác giả Chiếu dời đô

Thời vua Lý Thái Tổ đã hiên ngang tuyên bố giữa đất trời, với lân bang và với tất cả bọn xâm lược:

“Nam quốc sơn hà Nam Đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư,

Như hà nghịch lỗ, lai xâm phạm,

Nhữ bảng hành khan thủ bại hư”

(Lý Thường Kiệt)

Dịch:

Đất nước Nam, vua Nam ở,

Sách trời đã định rõ ràng,

Cớ sao bọn giặc dám xâm phạm,

Bọn bay sẽ bị đánh tơi bời.

Ông quả thật là một vĩ nhân của dân tộc Việt Nam; Một tấm gương sáng muôn đời cho con cháu trong việc “Dựng nước và giữ nước”, nhất là những người nắm quyền quốc gia.

Người kính trọng, vĩ nhân, thường hay có những truyền thuyết ly kỳ, tâm linh, thần thánh hóa. Lý Công Uẩn là một người có nhiều truyền thuyết, tục truyền rằng Công Uẩn không có cha. Mẹ họ Phạm, một hôm đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần (làng Tiêu Sơn thuộc phủ Từ Sơn - Bắc Ninh) rồi nằm mộng ân ái có thai và sinh ra Lý Công Uẩn vào ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974) niên hiệu Thái Bình thứ 5 thời Đinh. Năm ông lên 3 tuổi bà Phạm Thị đem cho nhà sư chùa Cổ Pháp - Lý Khánh Vân làm con nuôi.

Một sự thật lịch sử hết sức có ý nghĩa đến cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của Lý Công Uẩn, đó là sự giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo của Thiền sư Lý Vạn Hạnh. Ngài họ Lý, người làng Cổ Pháp tức Đình Bảng (Từ Sơn – Bắc Ninh). Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” (ĐVSKTT) ghi sự việc năm Ất Sửu (1225) có đoạn: “Sư Vạn Hạnh chết (Vạn Hạnh không bệnh mà mất, nên người bấy giờ là ông hóa thân). Sử gia Ngô Sĩ Liên viết: “Sư Vạn Hạnh mới trông thấy Lý Công Uẩn, thấy là người khác thường. Đến khi ông thấy sét đánh vẽ các tia chớp trên trời thành chữ ông đoán biết thế thời thay đổi”. Còn có nhiều truyền thuyết trong dân gian cho hay, thiền sư Vạn Hạnh thông minh xuất chúng; năm 21 tuổi theo học Lục Tổ Thiền Ông. Ông tinh thông qui luật đất trời, giỏi tướng số, nên mỗi lời ông nói ra người đời coi như “sấm ngữ”. Ngài đã bầy mưu cho vua Lê Đại Hành phá Tống, Bình Chiêm. Và sau này chính Lý Công Uẩn lên ngôi, lập nên nhà Lý.

Vào cuối thế kỷ XX các nhà nghiên cứu công bố nhiều tài liệu về việc xuất thân của vua Lý Công Uẩn - Lý Thái Tổ.

Trong tấm bia “Lý Gia Minh trạch” ở chùa Tiêu, thì “Mẹ (vua) họ Phạm như ĐVSKTT đã ghi và cho biết họ tên đầy đủ của bà là Phạm Thị Ngà; bà làm thủ hộ nhang khói, chăm sóc vườn ở Chùa Minh Châu nằm trong khu vực Phật giáo lớn gồm: Chùa Tiêu Sơn, chùa Phật Tích, chùa Đạm, chùa Tràng Liên. Tại đây đã dẫn mạch cho bà đặt mộ phụ mẫu để rồi có vượng phát, vương giả. Khu mộ này đặt tại rừng Miễu. Khi mang thai, bà Phạm Thị Ngà ra làng ở để sinh con. Khu xóm Đường này còn dấu tích như: bà đẻ, dao cắt rốn bằng đá… Theo ĐVSKTT thì: “Vua lên 3 tuổi mẹ ẵm lên chùa của sư Lý Khánh Vân cho làm con nuôi. Thiền sư Vạn Hạnh là anh nhà sư Lý Khánh Vân. Sư Vạn Hạnh nuôi dạy Lý Công Uẩn rất chu đáo. Vốn thông minh, tuấn tú, lại được một người xuất sắc rèn rũa, đào tạo nên Lý Công Uẩn sớm có được học vấn và trí tuệ hơn người.

Được nuôi dưỡng nơi cửa thiền, giáo dục theo văn hóa Phật giáo, rồi được giới tăng ni sư sãi ủng hộ lên ngôi cao, nên Lý Thái Tổ ưu đãi sư sãi và trọng Phật giáo. Ông cùng nhiều các vua Lý minh quân Triều Lý khai mở một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên văn minh Đại Việt, bắt đầu bằng việc chọn Đại La làm kinh đô với tên Thăng Long. Với Thiên Đô Chiếu (Chiếu dời đô) một áng văn bất hủ. Vua Lý Thái Tổ không chỉ là vị Minh Quân, tài năng, đức độ mà còn là nhà văn hóa uyên thâm, lỗi lạc.

Sinh ra ở châu Cổ Pháp lớn lên và làm quan ở Hoa Lư (Ninh Bình) thường xuyên đi về qua đất Đại La, nên Lý Công Uẩn hiểu rất rõ vùng đất thắng địa này. Khi được tôn làm vua ông đã thấy rõ “… Thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuốn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây; lại tiện hướng nhìn ra sông, dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt; (Đại La lúc đó gồm những khoảnh đất cao ráo, nhiều ao hồ, sông ngòi thoát nước; nhà cửa đô thị xây dựng trên những cánh đồng, mưa to không có đất thấm, không đủ cửa thoát nước… gây nên cảnh lụt lội… Đó không phải là nhận định thiếu chính xác của Người xưa). Muôn vật rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ra, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của Đế vương muôn đời.

Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ. Các khanh nghĩ thế nào?

Lý Thái Tổ đã thấy rõ việc dời đô về Đại La là ích nước, lợi dân, quốc gia sẽ phát triển thịnh vượng. Nhưng người không lấy quyền Hoàng Đế quyết định, mà ngài hỏi ý kiến của các quan văn võ bá quan, Người còn giải thích cặn kẽ cho muôn dân: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời dô; Nhà Chu đến Vua Thành Vương cũng ba lần dời đô; phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự tiện dời? chỉ vì muốn đóng đo nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ Thương, Chu cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ không phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

Ngày nay Thăng Long do Lý Thái Tổ sáng lập, đã được khẳng định. Đúng là thắng địa - Đúng là Thăng Long - Thành phố Hòa Bình. Cái tên Thăng Long, theo các sách ĐVSKTT Thiên Đô Chiếu Lý Thái Tổ viết mùa xuân năm Canh Tuất (1010), Thuận Thiên năm thứ nhất. Văn bản Chiếu dời đô, ngót ngàn năm qua được chép trong sách Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích (1744 - 1818) và sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” do Quốc Sử Quán triều Nguyễn đều sao chép từ sách ĐVSKTT. Ngay sau khi vua ban chiếu tháng 7 năm 1010 như ĐVSKTT ghi: “Vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra thành Đại La tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là Thăng Long… lại xây dựng các cung điện trong kinh thành Thăng Long”.

“Chiếu dời đô” sống trong đời sống tinh thần dân tộc Việt ta đã ngàn năm. Trường tồn như vậy, nó là lịch sử, là tư tưởng, là văn hóa; nó còn là Áng văn bất hủ đến muôn đời sau. Chính vì lẽ đó mà học giả Bùi Huy Bích hơn hai thế kỷ trước đã chọn đưa “Chiếu dời đô” vào công trình “Hoàng Việt văn tuyển”. Ôi người xưa thật tinh tường.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Công đoàn VUSTA tổ chức hội nghị triển khai công tác, phổ biến những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)
Ngày 9/5, Công đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (Công đoàn VUSTA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nửa đầu nhiệm kỳ (2023 -2028), triển khai công tác công đoàn đồng thời phổ biến những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) tới công đoàn viên.
Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.