Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 26/02/2010 07:00 (GMT+7)

Trước, nói cho dân biết; nay, hướng dẫn cho dân làm

Chốc chốc, ông chạy lại máy tính, in tài liệu, chỉnh sửa... Ông vẫn những lo toan, trăn trở vì công việc, vì tâm huyết với bà con nông dân. Ông là PGS.TSKH Hà Minh Trung - Trưởng ban Dự án HLV Việt Nam.

Nói về những dự án mà Ban Dự án đã triển khai trong năm qua, ông Trung sôi nổi: “Năm 2009, Ban Dự án đã triển khai được nhiều công việc rất ý nghĩa. Đúng với phương châm mà lãnh đạo Trung ương Hội đề ra: Qua dự án phải phát triển được kinh tế VAC. Để đạt được hiệu quả cao nhất từ những chương trình, dự án được tiếp quản, chúng tôi đã làm việc hết mình. Để tăng vốn đầu tư cho bà con nông dân, chúng tôi còn tích cực liên kết, hợp tác với các tổ chức nước ngoài”.

Cũng theo ông Trung, ở trong nước, nhiều năm qua Ban Dự án đã liên kết chặt chẽ với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn), Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam... để triển khai dự án. Về đối tác nước ngoài, Ban Dự án đã hợp tác với Tổ chức ActionAid Việt Nam và một số chuyên gia theo từng mảng nhất định để chuyển giao nhiều mô hình sản xuất tiên tiến, giới thiệu các loại phân sinh học, phân sản xuất theo công nghệ nanô tới bà con nông dân.

“Những ngày cuối năm 2009, Ban Dự án đã phối hợp với Tổ chức Devi crop science tổ chức hội thảo và triển khai cho bà con dùng thử phân bón lá sản xuất theo công nghệ nano ở tỉnh Bắc Giang. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con, chúng tôi cũng xem đó là món quà xuân đầy ý nghĩa”, ông Trung tâm sự.

Mấy chục năm công tác trong ngành trồng trọt, gắn bó với ruộng đồng, với người nông dân, từ năm 2004 phụ trách Ban Dự án, hơn ai hết, ông Trung hiểu được những khó khăn, vất vả của bà con nông dân, hiểu rõ những yếu tố thiên nhiên của từng vùng dất. Cũng vì thế, ông triển khai dự án như đã nằm lòng mọi địa danh. Cho dù đó là nơi xa xôi, cách trở, cho dù đó là mảnh đất màu mỡ phù sa...

“Khoe” về thành quả của một năm đã qua, ông Trung kể vanh vách những số liệu, các địa phương được thụ hưởng dự án, vừa lụi cụi tìm trong máy tính các bản thống kê cụ thể. Nhờ những cán bộ dự án tâm huyết mà năm qua, hàng chục địa phương trong cả nước đã được triển khai gây dựng nhiều mô hình sản xuất thâm canh, chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. Ví như Bắc Giang, bà con ở huyện Hiệp Hòa được Ban Dự án phối hợp với HLV huyện triển khai chương trình hỗ trợ kinh phí và chuyển giao kỹ thuật trồng thâm canh rừng nguyên liệu; huyện Lạng Giang trồng thâm canh rừng trám...

Về kế hoạch dự kiến của năm 2010, ông Trung cho biết: “Ban Dự án sẽ triển khai hàng chục chương trình mới, song song với các dự án đã bắt đầu từ những năm trước. Tổng số tiền dự tính khoảng hơn 1 tỷ đồng. Các chương trình tiêu biểu sẽ được triển khai như: tiếp tục chương trình trồng rừng ở huyện Lạng Giang; nhân rộng diện tích trồng cây ăn quả chất lượng cao có tiềm năng xuất khẩu ở các tỉnh miền Nam...”.

Cũng trong năm 2009, Ban Dự án đã triển khai chương trình ở 16 địa phương trên cả nước với số vốn hàng tỷ đồng. Theo đó, các địa phương được lựa chọn để tham gia dự án được cân đối theo vùng miền và tuân thủ quy định quay vòng nghiêm túc. Nhờ sự linh hoạt và tích cực của cán bộ dự án, năm qua, mỗi mô hình triển khai có vốn đầu tư trung bình 100 triệu đồng/mô hình cây và 40 - 50 triệu đồng/mô hình con. Ban đầu, Ban dự án thường triển khai các mô hình cây, con theo đặt hàng và yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và PTNT, sau đó, đã chủ động cùng bà con nắm bắt và phát triển theo yêu cầu chung của thị trường.

Nói về những khó khăn trong công tác triển khai dự án, cụ thể là việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hội viên, ông Trung không giấu được sự ưu tư: “Để công tác tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân đạt hiệu quả cao, nhất thiết cán bộ tập huấn phải xây dựng bài giảng chu đáo trước khi xuống cơ sở. Bài giảng vừa có tính chuẩn mực, lại vừa phải linh hoạt, sinh động để bà con dễ hiểu. Ví dụ, để chuyển giao kỹ thuật trồng cam, bắt đầu xây dựng bài giảng, cán bộ tập huấn phải giới thiệu rõ về giống cam: xuất xứ, kỹ thuật chăm sóc, cách trồng...

Trong đó, chỉ cách trồng thôi cũng không thể qua loa mà phải làm cụ thể: độ sâu của hố trồng, lượng phân bón, nước tưới... Nói như vậy để thấy, mỗi khi được chứng kiến một vùng chuyên canh cây đặc sản mới ra đời, chúng tôi sung sướng đến mức nào. Sau cây trái xanh tốt, những vụ mùa bội thu là biết bao mồ hôi, công sức của bà con nông dân và cán bộ Hội đã đổ xuống”.

Cũng theo ông Trung, do trình độ dân trí của bà con nông dân còn thấp nên việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vừa cần thời gian lại vừa cần sự kiên nhẫn của cán bộ. Nói một lần không hiểu thì phải nói lại, thậm chí nói đến 3 - 4 lần và kèm theo cả thực hành. Như thế, những người làm bạn với nông dân phải xác định ngay từ đầu là sẽ không an nhàn, thảnh thơi. Tôi càng thấm thía hơn câu nói của ông Trung: “Không yêu dân thì không thể tham gia Ban Dự án”.

Để cùng bà con nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi trên khắp mọi miền đất nước, 3 năm nay, Ban Dự án thường triển khai các mô hình trồng cây ăn quả và chăn nuôi theo tiêu chuẩn ViệtGAP. Địa phương được chọn phải đảm bảo tốt các yếu tố như: người dân năng nổ, tích cực, có tinh thần chia sẻ, có vốn đối ứng, cung ứng tốt nguồn lao động... Nhờ đó, hàng chục mô hình sản xuất theo ViệtGAP đã hình thành, mang lại giá trị kinh tế cao, thực sự là cơ hội đổi đời cho hàng trăm gia đình nông dân trên khắp mọi miền đất nước.

Vẫn niềm tin sắt đá vào sự cần cù, chịu thương chịu khó của bà con nông dân, ông Trung khẳng định: “Năm 2010, Ban Dự án sẽ tiếp tục triển khai các chương trình phát triển cây ăn quả có tiềm năng xuất khẩu, giá trị kinh tế cao. Đồng thời, với phương châm sát cánh cùng bà con nông dân, chúng tôi sẽ triệt để thực hiện phương châm: trước, nói cho dân biết; nay, hướng dẫn dân làm. Ngoài cây ăn quả, năm tới Ban Dự án sẽ đặc biệt quan tâm phát triển đàn gà ở nhiều địa phương bởi đây là loài vật nuôi có giá trị kinh tế cao lại có thể triển khai ở nhiều vùng miền trên cả nước”.

Còn về sự đỏng đảnh của thị trường, sự khó lường của thiên tai, thời tiết, ông Trung trấn an: “Người ta cứ đao to búa lớn nói về biến đổi khí hậu mà dường như quên mất đối tượng trực tiếp bị ảnh hưởng của tình trạng ấy chính là bà con nông dân. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ban Dự án là phải xây dựng được những mô hình sản xuất mang tính bền vững để khi có thiên tai xảy ra, bà con vẫn còn cơ hội tái sản xuất trên khoảnh ruộng, mảnh vườn mà mình đã đổ biết bao mồ hôi, công sức.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc năm tới chúng tôi còn vất vả hơn và phải gần gũi nông dân hơn nữa. Còn gì vui hơn khi được cùng bà con chứng kiến cảnh hoa trái trĩu cành, gia súc khỏe mạnh, lớn nhanh như thổi... Hạnh phúc và thành công, với chúng tôi, chỉ là như thế...”.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.