Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 15/03/2012 21:31 (GMT+7)

Trồng sa nhân tím dưới tán rừng vừa chống xói mòn đất vừa đem lại hiệu quả kinh tế

Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L. Wu), họ gừng (Zingiberaceae) là một trong những cây thuốc quý, chuyên trị các bệnh về đường ruột. Ngoài ra, nó còn được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm (gia vị), mỹ phẩm… Nhiều năm qua, tại 6 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, sa nhân phân bố dưới tán rừng tự nhiên và được người dân tìm kiếm, thu hái, nhưng lại không nắm được các kỹ thuật về nhân giống, trồng, thu hoạch, bảo quản nên cây sa nhân ngày càng giảm cả về diện tích và chất lượng. Trước thực trạng đó, Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ đã tiến hành trồng thử nghiệm cây sa nhân tím tại 2 xã Ba Cung và Ba Trang của huyện Ba Tơ. Trồng dưới tán rừng thông (thuần, loại 20 tuổi), tại hộ ông Lê Văn Ninh, xã Ba Cung với số lượng 1.100 cây, trên diện tích 4.000m 2và dưới tán rừng tự nhiên thứ sinh, tại hộ ông Phạm Văn Rót, tổ 2, làng Leo, thôn Kon Dốc, xã Ba Trang với số lượng 1.100 cây, trên diện tích 4.000m 2.

Sau 18 tháng, cây sa nhân tím trồng dưới tán rừng tự nhiên thứ sinh tại hộ ông Phạm Văn Roóc ở tổ 2, làng Leo, xã Ba Trang, cây đã ra hoa và đậu quả, chiều cao cây từ 71,2-79,7cm, số cây/bụi là 9-9,7. Năng suất quả tươi đạt khoảng 56,8-110,7kg/ha, quy ra quả khô khoảng 7,7-15kg/ha. Trong khi đó, tại hộ ông Lê Văn Ninh, xã Ba Cung, cây sa nhân được trồng dưới tán rừng thông (thuần, loại 20 tuổi) chậm phát triển hơn. Chiều cao cây từ 65,1-69,1cm, số cây/bụi là 6-6,5, chỉ có một số cây ra hoa rải rác.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, chủ nhiệm đề tài cho biết: Để đánh giá về khả năng sinh trưởng và phát triển của cây sa nhân tím trồng dưới tán rừng ở huyện Ba Tơ, chúng tôi đã tiến hành 2 thí nghiệm về ảnh hưởng của mật độ trồng và ảnh hưởng của độ tàn che. Ở dưới tán rừng tự nhiên, sau 18 tháng trồng cây đã cho quả bói, năng suất từ 60-120kg quả tươi/ha. Với mật độ trồng từ 3.500-4.000 cây/ha, năng suất đạt khoảng 100kg/ha, còn ở mật độ 2.500 cây/ha, năng suất chỉ đạt khoảng 80 kg/ha. Dưới độ tàn che từ 0,5-0,7, cây sa nhân cho năng suất quả từ 70-80kg/ha. Qua đó cho thấy, trồng sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên, cây ra hoa và cho quả bói sớm hơn, có đến 80-90% số cây trồng đã ra hoa, còn ở rừng trồng chỉ mới có 10-20% cây ra quả. Như vậy, trồng sa nhân dưới tán rừng tự nhiên có điều kiện ẩm độ tốt hơn thì cây sẽ ra hoa sớm hơn. Tuy nhiên theo đặc tính sinh vật học của cây sa nhân là thường sau 24 tháng, có nơi 36 tháng cây mới ra quả bói, nhưng riêng ở Ba Tơ, sau 18 tháng trồng, cây đã cho quả. Điều này có thể nói rằng, việc phát triển cây bản địa - cây sa nhân bằng phương pháp kỹ thuật mới thì sẽ rút ngắn được thời gian trồng, thu hoạch tập trung hơn.

Kỹ thuật trồng cây sa nhân tím cũng rất dễ, không tốn công đầu tư chăm sóc. Cây được trồng vào đầu mùa mưa và kết thúc vào giữa mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 11); chọn đất, đào hố với kích thước 30x30x30 cm, bón lót phân chuồng 5 kg/cây. Chú ý: Đào hố, bón lót và lấp hố trước khi trồng 1 tháng; mật độ trồng 2.500 cây/ha. Sau khi trồng 1-2 tháng thì trồng dặm, làm cỏ, vun gốc và bón phân vô cơ để giúp cây sinh trưởng khỏe, cho năng suất cao. Cây sa nhân tím có đặc điểm là phát triển nhanh, khoảng 2-3 năm thì nhảy lấp kín mặt đất, lấn át tất cả các cây dại khác. Thời gian cây ra quả từ tháng 8 đến tháng giêng âm lịch và ra liên tục, cứ cách 1 tuần quả chín là phải thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt, khoảng vào năm thứ hai cây bắt đầu ra quả bói và đến năm thứ 3 trở đi cây ra quả rộ. Hiện nay, giá quả sa nhân tím được thu mua khoảng 10.000 đồng/kg quả tươi và 300.000-400.000 đồng/kg quả khô. Như vậy, chỉ tận dụng 1 ha đất dưới tán rừng, bà con đã có thể thu được 1,5 tấn quả tươi, bán được 15 triệu đồng.

Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà cây sa nhân tím còn góp phần che phủ diện tích đất trống đồi trọc rất hiệu quả, góp phần hạn chế tình trạng xói mòn đất, nhờ hệ rễ cây sa nhân tím phát triển rất mạnh, ăn sâu vào đất,… ông Nguyễn Quốc Hải, kỹ sư Viện KHKT NN Duyên hải Nam Trung bộ cho biết.

Với kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể thấy rằng trồng sa nhân tím dưới tán rừng không những cải thiện được môi trường tự nhiên của đất; giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống mà còn góp phần bảo tồn và phát triển loại dược liệu quý sẵn có tại địa phương, từng bước hình thành vùng nguyên liệu bền vững và ổn định cho ngành dược tỉnh nhà./.

Xem Thêm

Thanh Hoá: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
Chiều ngày 26/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến cho báo cáo tham vấn về chủ đề: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Bình Thuận: Giải pháp xây dựng công trình bảo vệ bờ biển
Sáng ngày 22/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội thảo “Giải pháp đầu tư xây dựng công trình bảo vệ bờ biển tại các khu du lịch trên địa bàn tỉnh”.
Phú Thọ: Đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Ngày 20/8, Liên Hiệp Hội tỉnh Phú Thọ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh, Vườn Quốc gia Xuân Sơn tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế Vườn Quốc gia Xuân Sơn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu
Ngày 16/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Viện Nghiên cứu công nghệ hỗ trợ Nông nghiệp (Astri) và một số đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu”.
Bình Thuận: Nghiên cứu lai tạo giống lúa mới gắn với hiệu quả kinh tế
Ngày 07/8/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh tổ chức hội thảo “Kết quả nghiên cứu lai tạo giống lúa mới gắn với hiệu quả kinh tế áp dụng sạ cụm, hướng đến chuyển giao giống, cơ giới hoá đồng bộ và sản xuất giảm phát thải các bon”.
Kon Tum: Bảo tàng văn hóa Bahnar lên không gian mạng
Hai em Trần Phương Bảo Linh và Nguyễn Nam Phương, học sinh lớp 10A3, Trường THPT Kon Tum đã sử dụng công nghệ thông tin để số hóa những giá trị di sản đặc sắc của dân tộc Bahnar ở Kon Tum đưa lên không gian mạng bằng “Bảo tàng số văn hóa Bahnar”.

Tin mới

Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Chiều 5-9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.
Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia cuộc họp của Ban Thư ký của tổ chức phổ biến kiến thức khoa học thế giới
Vào ngày 26/8, Ban Trù bị của Tổ chức quốc tế về Phổ biến kiến thức khoa học (WOSL) đã tổ chức buổi họp trực tuyến với sự tham gia của đầy đủ các tổ chức thành viên. Buổi họp do Thạc sĩ Yin Hao, Tổng Thư ký Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc chủ trì.
Thanh Hoá: Phản biện đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh
Sáng ngày 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” với sự tham dự của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội; các cơ quan, đơn vị liên quan.
An Giang: Liên hiệp hội bầu bổ sung nhân sự lãnh đạo
Sáng 27/8, Ban Thường vụ Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành mở rộng lần thứ 5, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Hồng Châu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Châu; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện sở, ngành, hội có liên quan.