Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 04/12/2006 14:41 (GMT+7)

Trồng ngô mật độ cao trên diện rộng - Bao giờ ?

Chúng tôi muốn vì năng suất cao


Năm 2004, thuyết phục bởi một phương pháp trồng ngô mới có thể làm tăng mật độ từ 5-7 cây/m2 lên 8- 10 cây/m2, Giám đốc Sở Khoa học&Công nghệ Hải Dương đề nghị đưa phương pháp này vào sản xuất thử.


Gần 10ha ngô trồng thí điểm ở các huyện Thanh Miện và Tứ Kỳ, 

Trồng ngô mật độ cao là một phương pháp gieo trồng mới do kỹ sư nông học Chu Văn Tiệp và vợ Trịnh Thị Thanh nghiên cứu và thử nghiệm thành công từ nhiều năm nay.

Theo đó, khi gieo trồng, không thả hạt ngô theo tập quán lâu nay mà gieo theo chủ ý (định vị phôi trong lúc tra hạt. Cách gieo này giúp ngô khi mọc, đặc biệt là trước và sau khi trổ cờ, 100% cá thể trên cùng một hàng sẽ đều có "mặt phẳng tán lá tương lai" song song với nhau và vuông góc với hàng ngô (nếu gieo tự do như trước đây, lá sẽ quay ngẫu nhiên theo nhiều hướng).

Cách gieo trồng này, giúp bà con nông dân có thể chỉnh mặt phẳng tán lá cây tương lai của cây từ khi còn bé. Để chỉnh mặt phẳng tán lá tương lai của cây tán lá của các các thể ngô đều song song và vuông góc với hàng ngô.

Khi lớn, lá cây sẽ quay ngang hết và lao vào khe giữa hai luống ngô. Điều này cho phép rút ngắn khoảng cách giữa các cá thể ngô từ 20-35cm xuống còn 10-15cm. Đồng thời tăng mật độ cây từ giới hạn 5-7 cây/m2 lên 8-10 cây/m2,

Phương pháp trồng ngô mật độ cao được nhà nước cấp bằng sáng chế năm 2002. Năm 2004, công trình này nhận được giải thưởng của VIFOTEC.

Hải Dương, cho năng suất nơi thấp nhất cũng tăng 30%, nơi cao nhất tăng tới 80%.


Phương pháp trồng ngô mật độ cao đi kèm kỹ thuật chỉnh mặt phẳng tán lá tương lai (sau đây gọi tắt là “ngô mật độ cao”) của cặp vợ chồng ông bà Chu Văn Tiệp- Trịnh Thị Thanh được bà con và cả giới khoa học để ý.


Nhìn ruộng ngô vàng óng, bắp nào ra bắp nấy của nhà ông Kiểm, chủ nhiệm HTX thôn Quàn, Minh Đức, Tứ Kỳ, bà con tỉnh Hải Dương đua nhau tiếp tục trồng thử trên 100ha cho vụ Đông năm 2005. Kết quả thu được từ 100ha này được bà con trực tiếp trồng xác nhận và đánh giá cao.


Tháng 4/2005, Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn (MARD) đồng ý cho hai vợ chồng nhà khoa học này thử một ha trên tít tỉnh Sơn La.


Địa điểm sản xuất thử là bản Buổn, xã Chiềng Cơi, thị xã Sơn La. Kết quả của lần trình diễn này được chính ba hộ dân trực tiếp trồng thử nghiệm là ông Xôm, ông Bưởng và ông Diên khẳng định đem lại kết quả cao.


Tháng 9/2005, cặp vợ chồng ông bà Tiệp- Thanh tiếp tục trồng thử nghiệm trên 10.080 m2 đất bạc màu Triệu Sơn, Thanh Hoá.


Mật độ trồng được chia làm hai loại, một loại theo quy trình cũ là 5,1-5,3 cây/m2 và loại mật độ cao của hai tác giả là 8,6 cây/m2. 


Kết quả cho thấy giống ngô CP 919 trên quy mô 2534m2, mật độ cũ đạt 45,73 tạ/ha. Trong khi đó, với 2526m2, giống ngô CP 919 ở mật độ cao cho năng suất 67,11 tạ/ha.


Cùng thời điểm ấy, hai vợ chồng ông Tiệp còn trồng song song một nửa diện tích trồng theo mật độ thường 5,1-5,3 cây/m, một nửa trồng theo mật độ cao 8-8,6 cây/m2 tại thôn Bôi Câu, xã Kim Bôi, Kim Bôi, Hoà Bình.


Kết quả thu hoạch bắp tươi của 5/39 hộ cho thấy mật độ cao đạt 63 tạ, mật độ thường chỉ đạt 43,2 tạ.


Dù trồng ở đâu, giống ngô nào, phương pháp trồng ngô mật độ cao của ông Tiệp và bà Thanh cũng cho kết quả áp đảo so với phương pháp trồng ngô truyền thống.


Hơn thế, từ Hải Dương, Thanh Hoá đến Hoà Bình, hầu hết bà con nông dân tham gia trồng thử nghiệm đều tỏ ra hài lòng với kiểu trồng ngô vừa dễ trồng vừa đem lại hiệu quả kinh tế mà phương pháp trồng ngô mật độ cao đem lại.


Giáp tết năm Ất Dậu, trong đợt thu hoạch 10.080 m2 ngô trồng theo phương pháp mật độ cao ở Thanh Hoá, anh Lê Hữu Nam, xóm II, Minh Dân, Triệu Sơn, Thanh Hoá, cho biết, bắp ngô trồng theo phương pháp mới không to bằng bắp trồng theo phương pháp thông thường.


Tuy nhiên  với mật độ dày hơn (mật độ cao khoảng 5000 cây/sào, mật độ thưa xấp xỉ 2200 cây/sào), mật độ cao cho năng suất lớn hơn.


"Mới đầu nghe nói tới phương pháp này, tôi cũng nghi ngại", vừa bẻ ngô, anh Nam vừa vui vẻ nói, "Nhưng giờ khác rồi. Vụ tới, tôi sẽ tiếp tục trồng theo kiểu mới này. Thực tế cho thấy, trồng theo phương pháp của ông Tiệp và bà Thanh cho năng suất cao hơn phương pháp trồng ngô truyền thống".


Ông Lê Xuân Lý, bí thư đảng uỷ xã Minh Dân kể, chỉ dựa trên kết quả thăm đồng, cũng thấy bình quân một bắp ngô trồng thưa nặng 200g, trồng mật độ cao là 150g/bắp.


Không to và nặng bằng ngô trồng thưa nhưng nếu so sánh 200g/bắp x 2.200 cây/sào (trồng thưa) với  150g/bắp x 4300 cây/sào (trồng mật độ cao), trồng mật độ cao lai tăng xấp xỉ 53% so với phương pháp truyền thống.


Theo ông bí thư, điều mà phương pháp mới do cặp vợ chồng khoa học thường trú ở Hà Nội mày mò trong nhiều năm đem lại là  thay đổi tập quán canh tác của nhân dân, tăng năng suất đồng thời giải quyết được vấn đề thiếu đất canh tác hiện nay.

Sáng 25/7/2006, Cục Trồng trọt và Vụ Khoa học Công nghệ, MARD, phối hợp tổ chức hội thảo về biện pháp trồng ngô mật độ cao.

Bao giờ ra diện rộng


Điều đáng ngạc nhiên là sau tất cả các cuộc trình diễn đem lại kết quả khả quan, phương pháp trồng ngô mà cặp vợ chồng kỹ sư Chu Văn Tiệp phải tự bỏ tiền túi ra nghiên cứu và thu được kết quả khích lệ không được đưa vào áp dụng trên diện rộng.


"Cho đến thời điểm này, chúng tôi đã trồng trình diễn nhiều nơi ở Hà Nội, Thanh Hoá, Sơn La, Hải Dương và Hoà Bình", giọng nói của bà Thanh thấm sự mệt mỏi, "Thế nhưng trình diễn mãi vẫn là trình diễn. Một số cơ quan quản lý không chịu thừa nhận công trình của vợ chồng tôi".


"Ở đâu cũng cho kết quả tốt. Vậy mà không hiểu vì sao phương pháp của chúng tôi chưa được đưa vào áp dụng rộng rãi", ông Tiệp tiếp lời vợ.


"Trên cơ sở đi tham quan những điểm trình diễn của chúng tôi, nhiều cơ sở đã tự động làm. Tuy nhiên, vì tự làm nên có nhiều sai lệch. Có nơi gây tổn thất kinh tế, hoặc không phát huy đầy đủ ưu thế của ngô mật độ cao lai. Tình hình trên nếu tràn lan, sẽ không có lợi cho ai ngoài những người chống đối".


Phổ biến rộng


Thạc sỹ (Th.S) Thạc sỹ Nguyễn Tôn Tạo, Viện phó Viện Nghiên cứu Hỗ trợ Phát triển Nông thôn, Hội Khoa học Đông Nam Á, cho rằng, với kết quả của từng ấy cuộc trình diễn chẳng có gì phải bàn cãi nữa.


Th.S Tạo người phản biện đề tài trồng ngô theo phương pháp mật độ cao lai trong khuôn khổ chương trình xét tặng giải thưởng VIFOTEC 2004, đưa ra ba lý do.


Thứ nhất, đề tài đã được cấp bằng độc quyền sáng chế, đã xác lập đẳng cấp cao của công trình trên cở sở khoa học và sáng tạo mà nó có.


Thứ hai, đề tài đã được áp dụng vào sản xuất trong nhiều năm, trên nhiều vùng trồng ngô.


Thứ ba, đề tài đã được giải VIFOTEC, một giải uy tín về khoa học và công nghệ.


"Từng ấy lý do đủ chứng minh khả năng mà đề tài này mang lại", Th.S tạo, nguyên là Giám đốc Sở Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn Hà Nội, nói, "Cần nhanh chóng phổ biến rộng rãi đề tài này ra cả nước, để sau ba đến năm năm, chúng ta tạo ra được một bước nhảy vọt thật sự về nghề trồng ngô".


Th.S Tạo cho biết thêm, cơ quan chức năng chậm trễ trong việc mở rộng diện tích ngô mật độ cao năm nào là thiệt hại lớn cho đất nước.


Tại Hội nghị Khoa học Công nghệ Toàn quốc 2006 tổ chức ngày 19-22/7 ở Thành phố Đà Nẵng, GS. Viện sỹ (VS) Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cũng cho rằng cần sớm đưa sáng kiến của vợ chồng Tiệp-Thanh áp dụng vào thực tế.


"VUSTA sẽ phát triển rộng công trình của hai vợ chồng anh chị Tiệp ra 10 tỉnh trong chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ nay đến 2010 của VUSTA.", GS. VS Hoàng nói tại hội thảo.

Nguồn: home.netnam.vn 28/8/2006

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...