Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 19/08/2005 14:38 (GMT+7)

Trồng mía cao sản vào vụ nghịch

ROC 23: Là giống mía có thân dài, to trung bình, phiến lá xanh thẫm rộng trung bình. ROC 23 nảy mầm nhanh, đều. Giống có khả năng kháng một số bện như phấn trắng, than đen, cháy vàng-lá, rệp. ROC 23 có thời gian chín trung bình, thích hợp cho thu hoạch giữa vụ. Hàm lượng đường cao, năng suất 85 - 90 tấn/ha.

VN 85-1859: Giống do viện nghiên cứu mía đường Việt Nam lai tạo. Giống có thân to, các lóng nối nhau zich zac, màu tím ẩn vàng, lóng hình chuỳ, mầm nhỏ tròn, đỉnh sinh trưởng rộng, phiến lá xanh, đậm, rộng, bẹ lá màu phớt tím. VN 85-1859 mọc mầm nhanh và đều, đẻ nhánh khá, làm lóng vươn cao trung bình khá. Mật độ cây hữu hiệu cao, để lưu gốc tốt, ít trổ cờ. Mía chịu được hạn và sâu, bệnh khá. Kháng được sâu đục thân, không nhiễm bệnh than, bệnh trắng lá và bệnh đốm lá. Mía cũng dễ bị gãy đỏ do ngọn nặng. Trồng thích hợp trên đất màu, đất pha thịt, năng suất đạt 90-100 tấn/ha. Hàm lượng đường đạt 12 CCS.

VĐ 93-159: Có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhập vào các tỉnh miền Bắc nước ta. Về đặc điểm hình thái và chất lượng tương tự giống mía VN 85-1859, nhưng đây là giống mía chín cực sớm, thích hợp cho các vùng nguyên liệu trồng rải vụ. Thu hoạch ngay từ đầu vụ với hàm lượng đường rất cao, năng suất trung bình 80 tấn/ha. Thâm canh cao, đủ ẩm đạt 100 tấn/ ha.

Ngoài ra có thể trồng một số giống mía cao sản như:ROC 24, ROC 24, K84-200,...

Vụ nghịch: Trồng tháng 5-8, cho thu rải vụ tháng 3-8 năm sau, cung cấp nguyên liệu rải vụ cho nhà máy đường.

Trồng và chăm sóc

Chọn đất cát pha, thịt nhẹ, thoát nước, làm đất sâu (khoảng40-50cm), kỹ. Nếu đất hơi chua (độ PH<6), cần bón 20-25 kg vôi bột/sào trước khi làm đất để tăng tỷ lệ đường cho cây mía.

Mật độ, khoảng cách: Mía cao sản được trồng với mật độ 4-5 hom/m2, khoảng 1.440-1.800 hom/sào.

Dùng cuốc rạch hàng sâu 15-20 cm, hàng cách hàng khoảng 1,0-1,2m. Dùng hom ngọn hay hom bánh tẻ lấy từ những ruộng chuyên sản xuất giống. Mỗi hom mía láy ít nhất 2 mắt (2 đốt). Trước khi trồng nên xử lý hom mía trong dung dịch thuốc Daconin 50% BTN nồng độ 0,3% + Trebon 10EC hạơc Sherpa 25 EC nồng độ 0,2 % trong 10-15 phút để phòng trừ nấm bệnh và rệp hại mía lây từ hom giống sang ruộng sản xuất.

Lượng phân bón và cách bón phân (tính cho 1 sào - 360m2): Phân chuồng 6-7 tạ; phân đạm ure 18-20 kg; kali clorua 18-20kg; supe lân 20-25 kg. Có thể thay phân chuồng bằng phân vi sinh Sông Gianh và thay phân khoáng (đạm, lân, kali) đơn bằng phân tổng hợp NPK chuyên bón cho mía, cho hiệu qủa kinh tế hơn.

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali vào rạch, trộn đều phân với đất, lấp một lớp đất dày 5cm lên trên phân. Các hom mía đặt vào rạch theo chiều dài lưống, cứ mỗi mét dài của rạch đặt được 4-5 hom mía giống, lấp hom sâu 7-10cm.

Chú ý: Đối với chân đất khô, trời lạnh hom mía trồng để nguyên cả bẹ. Đối với chân đất ủ ấm, trời ấm cần bóc hết bẹ trước khi trồng. Có thể ủ thúc mầm để mía mọc nhanh, cách ủ như sau: Xếp hom mía đã xử lý thuốc trừ sâu, bệnh trong bóng râm, thành từng đống dài, rộng tuỳ từng hom, cao dưới 1m, tưới đủ ẩm, che kín xung qunh bằng rơm, rạ trong điều kiện 28-32 0C (luôn kiểm tra, nếu nhiệt độ trong đống ủ cao quá 35 0C ta phải hạ chiều cao đống ủ cho giảm nhiệt) trong đống ủ sau 5-7 ngày hom mía sẽ nảy mầm đồng loạt.

Bón thúc đợt 1: Khi mía ra được 4-5 lá thật, bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali còn lại (khoảng 20% tổng số), bón cách gốc 20cm, kết hợp với xới xáo xung quanh, nhặt sạch cỏ dại, vun nhẹ vào gốc mía.

Bón thúc lần 2: Khi cây mía kết thúc đẻ nhánh (9-12) lá, bón nốt lượng đạm và kali (khoảng 50%) còn lại, kết hợp với triệt bỏ nhánh mía đẻ muộn (một nhóm mía chỉ nên để 3-4 cây).

Nên giữ lại ngọn mía sau thu hoạch, vùi ngọn lá mía sau thu hoạch tương đương với 5-6 tạ phân chuồng/sào. Cách vùi như sau: Dùng ngọn lá đã được băm dài 0,4-0,5m vùi giữa hàng mía, rắc 7-10 kg supe lân hoặc lân vi sinh Sông Gianh lên trên, lấp kín đất, sau 50-60 ngày ngọn, lá mía sẽ được hoai mục, bón cho vụ sau rất tốt. Cũng có thể phơi héo, đánh đống, trộn thêm lân, thêm phân chuồng khoảng 10% tổng số thành từng lớp (làm phân men) tưới đủ ẩm, trát bùn kín, che mưa, nắng, sau 50-60 ngày là đống ngọn, là mía sẽ hoai mục đem bón cho mía.

Trồng xen: Trong thời gian 2-3 tháng đầu ruộng mía chưa khép tán, ta có thể trồng xen các loại rau, đậu, màu, ngắn ngày như: Dậu tương, lạc (đậu phộng), rau cải...Có thể thu sản phẩm phụ hoặc sử dụng thân, lá cây trồng phụ làm phân xanh bón thêm cho mía.

Tưới ẩm: Đảm bảo độ ẩm 70-80% độ ẩm đồng ruộng để mía sinh trưởng thuận lợi, có thể dùng phương pháp tưới rãnh khoảng 20-30 ngày tưới 1 lần tuỳ theo thời tiết khô hạn nhiều hay ít.

Phòng trừ cỏ dại và sâu, bệnh

Trừ cỏ dại cho mía: Sau khi trồng mía và gieo xong hạt cây trồng phụ (trồng xen đậu, lạc) thì tiến hành phun thuốc trừ cỏ, dùng các loại thuốc sau: Dual; Lasso; Ronrtas,

Trừ sâu hại: Sâu đục thân là đối tượng gây hại nguy hiểm nhất đối với cây mía, sâu đục thân gồm có 3 loại: Mình vàng, 4 vạch và 5 vạch, nhìn chung gây hại làm khô nõn, gãy cây giai đoạn từ 1-8 lá thật. Trừ bằng thuốc: Vibasu 5H hoặc Vibam 10H; Furadan 3H lượng 1kg/sào, bón trước khi trồng và giai đoạn 35-40 ngày sau trồng.

Rệp bông trắng: Hại chủ yếu vào tháng 8-10 hàng năm, rệp bám ở mặt dưới của lá hút dịch, làm giảm lượng đường, năng suất mía. Dùng thuốc Actara 25EC; Conphai 10WP; Sutin phun lên lá khi rệp mới xuất hiện.

Bệnh: Chủ yếu là bệnh thối đỏ thân cây, bệnh than, bệnh đốm lá,...Phòng trừ bằng cách chọn hom mía không bị bệnh để trồng và xử lý hom mía ngâm vào dung dịch thuốc Daconin 50WP nồng độ 0,3% trong 10-15 phút trước khi ủ, trồng. Khi bệnh mới phát sinh có thể dùng các loại thuốc Tilt-supe 300 ND; Bavistin 50SL; Folicur 250 EW...phun trừ.

Thu hoạch

Khi mía được 8*12 tháng tuổi tuỳ từng giống khi bắt đầu thu hoạch. Mía cao sản chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đường.

   Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 40 (1758), ngày 20/5/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.