Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 17/02/2011 19:10 (GMT+7)

Trò chuyện với người khởi xướng siêu cúp Olympic Tin học

Năm 1984, ông đã từng tham gia viết phần mềm quản lý cho Bộ Quốc phòng và sau đó là phần mềm tính dung tích bể xăng dầu, quản lý ngành xăng dầu.

Là người khởi xướng Siêu cúp Olympic Tin học, đưa sinh viên Việt Nam tới sân chơi quốc tế, ông Long nói: Qua nhiều năm theo dõi, tôi nhận thấy có một điều nghịch lý. Đó là sinh viên Việt Nam rất thông minh, nhanh nhạy, tức là rất giỏi và hội nhập rất nhanh. Đã 6 năm liền, ngay từ đầu nhập cuộc với kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC họ luôn nằm trong TOP 100/gần 1 vạn trường đại học tham gia thi đấu trong đó có tất cả các trường danh tiếng từ những cường quốc lớn như Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ấn Độ... Ở khu vực, duy nhất Việt Nam duy trì được thành tích này.

Còn nghịch lý là vị trí tin học Việt Nam so với thế giới lại nằm ở mức trung bình yếu. Có nhiều lý do. Thứ nhất, cái này nhiều người nói rồi nhưng tôi vẫn muốn nhắc lại, đó là chúng ta làm giáo dục vẫn theo tư duy bao cấp, hết sức trì trệ. Thứ hai, theo tôi đây là nguyên nhân mấu chốt. Có lẽ chúng ta chưa chọn đúng hướng đi cho mình. Muốn chọn đúng, trước hết lại phải nhìn nhận thật trung thực, khách quan mình là ai, mình có ưu thế gì, điểm yếu gì và sẽ phải làm gì. Nghĩa là nên chọn đúng với tầm của mình.

Theo tôi, chúng ta nên chú trọng đến đầu tư phát triển theo hướng làm dịch vụ công nghệ thông tin. Đó có lẽ là mặt mạnh của ta nhưng tiếc rằng chúng ta chưa thích và chưa sẵn sàng cho việc lựa chọn này. Thời gian 10 năm qua, chúng ta luôn ước mơ mình sẽ mạnh và cố đi theo hướng kiểu tạo nền công nghiệp phần mềm có lẽ là không thích hợp.

Khoa học cũng như mọi lĩnh vực khác, muốn vươn cao thì điểm xuất phát phải cao, tức là phải có cái nền cao. Những người giàu nhất thế giới thường phải là công dân của những nước giàu nhất thế giới. Cầu thủ giỏi nhất thế giới phần lớn cũng ở các cường quốc bóng đá. Trong khoa học cũng tương tự như vậy. Liệu với môi trường khoa học Việt Nam như hiện nay, chúng ta có thể đi theo con đường khoa học sáng tạo để đọ với các phát minh sáng chế và phần mềm bao trùm cả thế giới?

Theo ông Long, thành công trong lĩnh vực sáng tạo như FPT chẳng hạn chỉ là những thành công nhỏ lẻ và thời điểm. Thành công của FPT cũng là hướng dịch vụ, họ làm dịch vụ phát triển phần mềm cho một việc cụ thể trong thời điểm cụ thể ở một dự án rất cụ thể chứ không thể mang áp dụng toàn cầu. Giới tin học gọi đó là "phần mềm may đo".

Khi được hỏi về kế hoạch một triệu nguồn nhân lực từ công nghệ thông tin, ông Long cho biết: “Tôi tin vào số lượng nhưng hoài nghi về chất lượng. Mà trong khoa học và ngay cả thực tế, chỉ có chất lượng mới có tính quyết định.

Nói thật là tôi rất muốn tin nhưng chắc phải có sự thay đổi mạnh mẽ kể cả nhận thức... Tôi lo sợ khi có một triệu người sống nhờ tin học thì sẽ có cuộc tháo chạy khỏi ngành này một cách ồ ạt”.

Về công việc là Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo cuộc thi Nhân tài Đất Việt ở lĩnh vực công nghệ thông tin 6 năm nay, ông Long chia sẻ: Tôi nghĩ về thành tựu Nhân tài Đất Việt đã được các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan đoàn thể và nhất là cộng đồng tin học Việt Nam khẳng định rồi. Tôi chỉ muốn nói về những nuối tiếc của mình.

Có một số sản phẩm được giải cao, ý tưởng tốt nhưng đã không thể lấy đó làm cú huých để phát triển rộng rãi. Có thể là các thí sinh là dân kỹ thuật không phải dân kinh doanh hoặc có thể do xuất hiện tâm lý thỏa mãn và đó chính là kẻ thù của sáng tạo bởi bản chất của sáng tạo là luôn luôn khao khát chinh phục những đỉnh cao không ngừng nghỉ. Dừng lại, thỏa mãn là tự sát.

Ví dụ như sản phẩm Skydoor.net năm 2008 hoặc như sản phẩm "Giải pháp cung cấp thông tin trực tuyến tích hợp cổng thông tin mvnFORUM và mvnCMS" của nhóm My VietNam năm 2005 cũng vậy. Rất tiếc cho đến nay cả hai sản phẩm này đều không phát triển được thành sản phẩm thương mại ứng dụng rộng rãi, có thương hiệu và thị trường. Duy nhất có thể là sản phẩm Hoctructuyen.vn có vẻ chớp được cơ hội và hình như đang được triển khai ứng dụng rộng rãi.

Và đó là điều đáng tiếc. Nhưng tôi vẫn mơ ước và kỳ vọng sẽ có sản phẩm Nhân tài Đất Việt thực sự chắp cánh cho trí tuệ Việt Nam .

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.