Trăng rằm và sức khoẻ con người
Sau 13 năm nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Trăng rằm tới tâm sinh lý của con người, các nhà khoa học Mỹ đã công bố tới 37 công trình khoa học có giá trị để làm sáng tỏ vấn đề trên.
Theo quan điểm khoa học, hành tinh của loài người không nên gọi là Trái Đất mà chính xác hơn là quả cầu nước vì 7/10 bề mặt của nó là đại dương. "Hơi thở" của đại dương hoàn toàn phụ thuộc vào khoảng cách giữa Mặt Trăng và quả đất. Trong ngày rằm, Mặt Trăng và Trái Đất có khoảng cách ngắn nhất và như vậy lực hút giữa chúng là lớn nhất. Sự tồn tại của Mặt Trăng là nhân tố không thể thay thế để quả đất của chúng ta có vị trí ổn định tương đối trong Thái dương hệ và như vậy là nó là tác nhân cân bằng vũ trụ cho sự sống trên trái đất.
Nếu xem quả đất và một hành tinh vĩ mô thì cơ thể con người là "hành tinh" vi mô. Với 80% nước chứa trong cơ thể, con người cũng phải được xem là một "túi nước" và sẽ hoàn toàn tuân thủ theo quy luật của vũ trụ. Mỗi một tế bào trong cơ thể đều tạo ra cho nó một trường sinh học. Tập hợp lại bao quanh cơ thể chúng ta là một trường từ và nếu Mặt Trăng tác động lên từ trường của Trái Đất như thế nào thì nó cũng ảnh hưởng tới trường sinh học của con người như thế.
Trong những ngày rằm, lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng tăng đột biến. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể chúng ta cũng đang phải chịu sự tác động lớn nhất của chị Hằng. Có thể nói thuỷ triều của đại dương và "thuỷ triều sinh học" trong cơ thể người bị sức hút của Mặt Trăng điều khiển. Vì vậy, trong ngày rằm khi lực tương tác ở vào trị số cực đại, con người cũng như biển "vật vã không yên". Các số liệu đo não bộ, tim mạch, hô hấp... trong cơ thể người cho thấy có sự thay đổi không bình thường và điều đó khiến cho tâm sinh lý bất ổn. Trạng thái bồn chồn, lo lắng hay trầm cảm của các bệnh nhân nhạy cảm lại càng trầm trọng hơn khiến cho họ có những hành động hoặc vô thức hoặc ý thức không bình thường.
Vào những ngày Trăng tròn hoặc mồng một, nếu con người có thể ăn chay và tốt nhất là ngừng hẳn việc ăn uống thì sẽ khiến cho cơ thể chúng ta đỡ lỏng hơn (lượng chất lỏng dưới 80%). Khi hệ tiêu hoá không làm việc chúng ta sẽ tạo ra một môi trường "chân không" trong cơ thể vì vậy cho dẫn lực mặt trăng cho tới bão mặt trời có hoạt động với công suất tối đa cũng không làm thay đổi quá trình sinh học của cơ thể về hướng tiêu cực nhất. Nếu vào những ngày mồng một và rằm có thể kết hợp thêm kỹ thuật ngồi thiền khiến cho sự sống thông qua hơi thở và chỉ số tiêu thụ năng lượng nằm ở mức thấp nhất thì tác động của vũ trụ hầu như bị con người vô hiệu hoá.
Nguồn: KH&ĐS Số 96 Thứ Sáu 1/12/2006