Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 27/06/2014 20:26 (GMT+7)

Trách nhiệm xã hội và đạo đức nhà báo khi viết về bảo tồn văn hóa dân tộc

  Vì tính chất nghề nghiệp mà nhà báo trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào tất cả các lĩnh vực của xã hội, vào các thể chế cầm quyền và từ hiệu ứng công việc đã tạo nên một vị trí riêng cho mình. Chính vì thế mà báo chí có sức lan tỏa rất rộng, một khi đã nhập vai thì nó thường thúc đẩy mọi cuộc cách mạng tiến triển nhanh.

Báo chí đóng vai trò tích cực tạo ra sức mạnh tiềm tang trong định hướng xã hội và hiệu triệu quần chúng nên nghề báo rất cần có sự tương hỗ của pháp luật, nhưng điều cần hơn là sự chuẩn mực về đạo đức của nhà báo.

Người xưa thường bảo: Ở giàu đức mặc sức mà ăn. Muốn giàu đức thì phải tích đức, tích đức tức là tích tính thiện vậy. Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy rằng: Người có đức thì trong sạch như “Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ”, và: “Lòng vô sự như trăng in nước/ Của thảng lai như gió thổi hoa”.

Vậy trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề báo khi viết về bảo tồn văn hóa dân tộc phải được tuân thủ và thể hiên ra sao?

Trước hết nhà báo cần phải am hiểu sâu về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, sự nhạy cảm về chính trị. Dù không muốn thì hoạt động báo chí cũng sẽ tự nhiên tham gia vào các hoạt động văn hóa chính trị. Về mặt nào đó thì tư chất của nhà báo có một phần tư chất của “nhà chính trị”, cũng có những nhà báo tư chất chính trị lại nổi trội hơn. Nhà báo có nhiệm vụ định hướng thông tin qua tác phẩm của mình nên nhà báo là người trước hết phải nhận thức về văn hóa dân tộc mình một cách cơ bản và mạch lạc.


Làm nghề báo ai cũng biết rằng, sản phẩm của báo chí chính là bài viết, tấm ảnh, khuôn hình, thước phim, câu chuyện kể… Tùy theo mỗi thể loại, sự thật của thông tin, sức rung cảm của ngôn từ mà nó lay động đến trái tim con người. Ta hãy nhìn xem, thời gian gần đây, Truyền hình Việt Nam có nhiều chương trình hay, tái hiện lại nhiều câu chuyện cảm động, gây được hiệu ứng cao trong xã hội. Ví như chương trình: “Như chưa hề có cuộc chia ly”, và “Từ trái tim đến trái tim”. Xem chương trình này có rất nhiều người “sắt đá” đã khóc. Vì sao nhiều người đã khóc? Có lẽ vì hình ảnh chân thực, ngôn từ mộc mạc nhưng lại chuyển tải được thông tin thánh thiện nên nó đã chạy thẳng vào tim, đánh thức được căn cốt thâm sâu của tính thiện trong mỗi con người trỗi dậy. Vì thế cho nên những chương trình này đã thành công!


Trong môi trường xã hội hiện nay nhà báo cần phải giữ vững bản lĩnh, cần tư duy minh triết khi viết về vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc. Sống giữa thế giới tư duy minh triết khi viết về vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc. Sống giữa thế giới quá thiên về vật chất, chúng ta phải bảo vệ những giá trị tinh thần và phát huy nên luân lý thuần túy Việt Nam, trong ấy đạo đức là gốc của mọi cơ sở. Cho nên trước một hiện tượng văn hóa người viết phải đắn đo, cân nhắc, mình viết điều này vì ai, sau khi công bố ai được và ai sẽ mất, và nếu là chính mình hay đấy là gia tộc của mình thì sẽ ra sao. Câu hỏi này luôn được đặt ra trước khi xuống bút. Vì nội hàm văn hóa rất rộng, bảo tồn cái rộng lớn thường mênh mông, diệu vợi. Văn hóa Việt Nam rất đa diện, mỗi vùng miền có những sắc thái riêng. Không thể đánh đồng xem tất cả cái gì của hôm nay đều lạc hậu, đều đáng phê phán, bài xích, xóa bỏ. Văn hóa dân tộc vốn là mạch nguồn thiêng liêng chảy trong mỗi con người Việt, vấn đè là ta có nhận thấy hay không mà thôi. Và cũng nên nhắc lại rằng, quá khứ là của cha ông; hiện tại là của chúng ta; ngày mai sẽ là con cháu nhưng cũng chính là bóng dáng của chúng ta… Những lúc thong thả tôi thường đọc Kinh Dịch, thấy người xưa chú giải về 64 quẻ kép, quẻ 63 có tên Ký Tế (nghĩa của nó là qua sông, cuộc đời người tưởng mọi việc đã xong). Nhưng quẻ cuối cùng của Dịch lại là 64 có tên Vị Tế ( nghĩa là chưa qua song, chưa kết thúc, lại mới bắt đầu). Thì ra mọi sự quay vòng, xưa và nay có liên quan mật thiết với nhau, kế thừa nhau không tách rời. Như người tu Phật thường nói đó là nhân quả. Gieo nhân nào thì gặp quả đó.


Trong hành xử được xem là đạo đức nghề báo, có vấn đè nhận thức lại. Vì mỗi giai đoạn có những quan niệm khác nhau dẫn đến nhận thức cũng khác nhau; có thể khác nhau về khái niệm nhưng căn cốt của văn hóa cội nguồn dân tộc thì không bao giờ. Mà đã văn hóa người ta phải ứng xử một cách hài hòa dựa trên nền tảng đạo đức có tiếp nối với sự phát triển của xã hội. Đạo đức nghề báo trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc, nó được thể hiện ở ngay trên chính bài viết của mỗi tác giả.


Và một khi tham gia vào việc bảo tồn văn hóa, có những điều cần phê phán hay phản biện, dù vậy thì nhà báo cũng phải khách quan để hướng tới phát triển, mở đường cho sự phát triển văn hóa. Cho nên bảo tồn văn hóa có phát triển thì bảo tồn văn hóa mới thành công. Bảo tồn những gì được gọi là văn hóa chúng ta phải lựa chọn một cách khoa học. Nếu bảo tồn tràn lan thì ngay cả hiện tại cũng nguy khốn chứ chưa nói gì đến tương lai. Bởi suy cho cùng giá trị cuộc sống đều do con người tạo ra và vì con người mà thôi.


Báo chí là một kênh thông tin để tham khảo. Tuy nhiên không phải cái gì lên mặt báo thì đều đúng cả. Hiện nay vẫn có tình trạng một tờ báo mà “người viết mới thấy hiện tượng, chưa biết đúng sai”, không cần kiểm chứng thông tin đã cho công bố, ngay lập tức nhiều nhà báo khác cứ thế “chia sẻ” theo nhau đăng tải và còn bình luận mở rộng thêm làm cho xã hội bất yên, gây nguy hại cho sự ổn định nhiều mặt của đất nước. Nhà báo, trước hết là một công dân, công dân am hiểu văn hóa, lịch sử và chính trị thì phải biết đắn đo, đặt mình vào phía đối tượng khai thác, vào lợi ích quốc gia.


Báo chí là sản phẩm văn hóa, nhưng là văn hóa mang màu sắc chính trị, nếu nhà báo bị lợi dụng thì màu sắc ấy trở thành khí độc gây tác hại cho môi trường. Báo chí viết về bảo tồn văn hóa dân tộc, không có nghĩa là cổ xúy để giữ lại những gì “được gọi là cổ hủ, lạc hậu” của quá khứ hay xóa bỏ tất cả để rồi xây dựng mới. Phải cân nhắc, suy xét đến ngọn nguồn thì đấy cũng là vấn đề đạo đức của nhà báo.

Nhà báo - người truyền tin, đôi khi vô tình, cũng có khi vì lợi ích cá nhân mà bịa ra, viết khống lên. Chẳng hạn như: “Ngôi chùa này, căn miếu này, mái đình làng nọ, lễ hội này, làn điệu này, sắc phục này… có từ rất lâu đời, ước đến ngàn năm tuổi. Nhưng do thời gian mai một…”. Thế là địa phương mà tờ báo đưa tin ấy đưa tin lại dựa vào đấy để chạy xin “chủ trương” xây dựng lại, phục dựng lại, với lý lẽ “ Đây là thông tin do báo chí của Đảng, của Nhà nước, của các bộ ngành phát hiện ra”. Những trường hợp như vậy báo chí đã làm khó cho các ngành quản lý…

Để có được một sự chuẩn mực và khách quan khi viết về bảo tồn văn hóa dân tộc, ngoài trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân, đạo đức nghề nghiệp, nhà báo cần trang bị cho mình một phông văn hóa, phải am hiểu sâu về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng nói chung và văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, tập quán của từng vùng miền, đâu là bản sắc cội nguồn, đâu là giao thao hội nhập để khi xuống bút thì không còn bỡ ngỡ về ngôn từ cũng như ẩn ngữ của loại hình văn hóa ấy. Như một bài thơ của cổ nhân đã từng viết: “Người xấu chớ nên nói/ Mình hay chớ nên khen/ Làm ơn chớ nên nhớ/ Chịu ơn chớ nên quên/ Lời khen không đủ mến/ Chỉ lấy đức làm nền”.

 Tóm lại, không chỉ nghề báo mà mọi ngành nghề khác chúng ta phải “lấy đức làm nền”, vì đấy là phương châm luân lý bất biến của di sản văn hóa dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng, bảo vệ, hội nhập, phát triển đất nước ngày càng phát triển và giàu đẹp.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
Chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Theo chương trình hành động số 287-CTr/ĐĐLHHVN, ngày 28/03/2024; thực hiện nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII "Về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới".
Góp ý dự thảo các đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Chiều ngày 28/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn phối hợp với Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng (2011 - 2025), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.