Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 09/06/2010 07:00 (GMT+7)

Tôn vinh những nhà khoa học “chân đất”

Trước đó là chuyện lão nông Nguyễn Văn Dục ở ấp Ðoàn Kết, xã Giang Ðiền, huyện Trảng Bom (Ðồng Nai), chế tạo thành công máy phát điện chạy bằng khí mê-tan từ hầm bi-ô-ga, không chỉ đủ điện cho sinh hoạt, mà còn có điện phục vụ cho trang trại chăn nuôi lợn. Theo tính toán, từ chiếc máy này, mỗi tháng ông “để ra” được hơn 2 triệu và chỉ sau một năm là thu hồi đủ vốn. Hay như chuyện ông Hồ Văn Luyện, nông dân xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) vừa chế tạo thành công máy vớt và ép bèo thành phân độc đáo, mỗi ngày máy có thể vớt và ép hơn 600 tấn bèo...

Còn nhiều gương sáng nông dân sáng tạo kỹ thuật ở khắp mọi miền đất nước. Nếu thống kê đầy đủ thì nước ta có đội ngũ các nhà khoa học “chân đất” khá hùng hậu ở khắp các lĩnh vực của cuộc sống. Chuyện nông dân làm khoa học không mới; nhưng cái mới, cái đáng bàn là sản phẩm khoa học của họ phục vụ thiết thực cho lao động sản xuất, cải thiện đáng kể năng suất lao động, giảm bớt sự vất vả, cực nhọc của người lao động.

Có thể nói sức sáng tạo của nông dân nước ta là vô cùng lớn. Vấn đề gì đồng ruộng cần, cái khó gì trong cuộc sống đang phải đối mặt... là không lâu sau đó có ngay những “phát minh” của nông dân (!) Những nhà khoa học “chân đất” của chúng ta tuyệt vời ở tính kiên trì và cả đức hy sinh. Anh Huỳnh Thái Dương ở Phan Thiết (Bình Thuận) là người từng được nhận giải nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc năm 2004-2005, giải nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn ngành cấp Quốc gia, Cúp vàng sáng tạo Quốc gia. Và mới đây vượt qua hàng trăm nhà khoa học thực thụ để giành giải nhì về sản phẩm máy bóc vỏ, tách hạt bắp do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Anh đã phải bán hết tài sản của gia đình, phải qua bảy lần “làm tới, làm lui” mới thành công.

Những nhà khoa học “chân đất” nghiên cứu để làm ra sản phẩm, không phải với mục đích để được vinh danh, để được nhận những huy chương, những danh hiệu... Họ làm khoa học để giải phóng sức lao động cho mình và cho nông dân, họ làm khoa học từ chính đòi hỏi của cuộc sống. Quý là ở đó và khâm phục, tự hào về họ cũng chính là ở đó.

Bàn về việc nông dân làm khoa học, chính là để ngợi ca họ, để khẳng định và tìm “cơ chế” bù đắp công sức lao động, sáng tạo của nông dân nước nhà. Và, nhắc lại một số chân dung nhà khoa học “chân đất” ở nhiều lĩnh vực trong bài viết này, chúng tôi bày tỏ mong muốn các nhà khoa học “chân giày” -những người được đào tạo bài bản, chính quy-hãy bám sát ruộng đồng, bám sát thực tế hơn nữa để chung lưng đấu cật cùng bà con nông dân làm giàu trên đất đai màu mỡ của đất nước mình.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.