Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 22/12/2010 18:29 (GMT+7)

Toàn cầu hóa và các vấn đề môi trường nảy sinh trong nông nghiệp và nông thôn

Quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế (HTQT) gia tăng đã gây ra nhiều tác động tới môi trường thông qua các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế, du lịch, nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học. Những tác động này có thể phân loạn như sau:

Tác động theo quy mô:Việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp đi đôi với gia tăng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và mở rộng mạng lưới tưới tiêu, dẫn đến ô nhiễm đất, nước, mặn hóa, chua phèn và nhiều hậu quả khác. Đối với các khu đô thị, khu tập trung làng nghề, có thể phải giành nhiều đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất gây ô nhiễm không khí, chất thải rắn và lỏng.

Tác động lên cơ cấu sản xuất nông nghiệp.Hội nhập quốc tế theo cơ chế thị trường luôn đi cùng với thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Ở các vùng nông thôn, nhiều loại sản phẩm, mặt hàng vốn không phải là sản phẩm truyền thống của địa phương lại được đưa vào sản xuất. Nhiều vùng nông thôn trước đây hoang vắng thì nay lại là các khu chế xuất sầm uất, khu du lịch sinh thái quốc tế, khu nuôi trồng thủy sản kéo theo sự phát triển của thương mại và dịch vụ.

Tác động lên công nghệ.Quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế sẽ làm thay đổi hình thái quản lý, xử lý chất thải và các công nghệ chống ô nhiễm. Sự phát triển nhanh chóng các làng nghề truyền thống để xuất khẩu hoặc trở thành nơi tham quan của du khách quốc tế, nhiều mặt hàng nông nghiệp như cà phê, lúa gạo, chè, cao su... đòi hỏi phải chế biến dẫn đến phải thay đổi công nghệ, nhập khẩu các thiết bị để đảm bảo sự phát triển mạnh trong sản xuất nhưng lại giảm thiểu về chất thải và ô nhiễm môi trường.

Tác động lên sản phẩm.Hội nhập và HTQT cũng tác động mạnh lên sản phẩm, đặc biệt là làm thay đổi mẫu hình tiêu thụ. Thị hiếu của khách quốc tế tăng lên theo xu thế tiêu thụ những mặt hàng có chất lượng cao, an toàn sinh thái. Đây là một xu hướng phát triển mới liên quan đến sản xuất nông nghiệp sạch, nhãn sinh thái, chứng chỉ môi trường, các tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất (ISO 14001) và phát triển hệ thống du lịch sinh thái bền vững.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đối với môi trường sinh thái nông thôn. Một mặt, tự do hóa thương mại làm tăng quy mô trao đổi và buôn bán do đó khuyến khích việc khai thác sử dụng ngày càng nhiều hơn các nguồn đầu vào có nguồn gốc từ thiên nhiên và hậu quả là làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường, nếu chúng ta sử dụng tài nguyên không hợp lý. Tự do hóa thương mại còn là nguyên nhân lây lan ô nhiễm giữa các vùng, miền và quốc gia. Mặt khác,quá trình tự do hóa thương mại cũng tạo điều kiện để bảo vệ môi trường như phổ biến các công nghệ sạch, sản phẩm thân thiện với môi trường, tăng chi phí làm sạch môi trường, tăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường. Hơn nữa, áp lực cạnh tranh trong bối cảnh tự hóa buộc ngành nông nghiệp phải giảm chi phí, áp dụng các tiêu chuẩn môi trường để mở rộng thị trường dẫn đến tiết kiệm tài nguyên, tuân thủ các yêu cầu môi trường trong nước. Như vậy, tác động hai mặt của tự do hóa thương mại đối với môi trường nông nghiệp và nông thôn có thể khái quát theo một số điểm chủ yếu như sau:

Những tác động tích cực

Mở cửa và hội nhập đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nước ta chú trọng hơn tới vấn đề bảo vệ môi trường.

Nhờ tham gia vào các tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trường và được sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách về bảo vệ môi trường (BVMT), điển hình là sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 va Luật BVMT sửa đổi 2005. Đã từng bước nâng cao bước nhận thức của quần chúng (cả trong nhân dân và các nhà sản xuất) về vấn đề BVMT, góp phần hạn chế tình trạng gia tăng ô nhiễm tại các khu công nghiệp và trung tâm dân cư lớn, các vùng nông thôn, cũng như nạn tàn phá và sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên.

Có điều kiện tiếp thu công nghệ cao, công nghệ ít hoặc không sinh sản chất thải. Nhiều dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp đã đem theo vào nước ta những công nghệ tiên tiến nhất, ít gây ô nhiễm, sử dụng tài nguyên nông nghiệp hiệu quả hơn.

Tự do hóa thương mại tạo cho người tiêu dùng nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm xanh và sạch. Một khi thu nhập gia tăng, nhu cầu về các loại hàng hóa và dịch vụ môi trường cũng tăng theo, do vậy nhà nước có thể nâng cao các tiêu chuẩn về môi trường về đất, nước và chất lượng nông sản.

Phát triển kinh tế theo hướng hạn chế khai thác tài nguyên, nâng cao chất lượng sản phẩm, thân thiện với môi trường tránh được nguy cơ ô nhiễm môi trường trong tương lai. Một điều nhận thấy rất rõ là từ năm 2001 đến nay, phần lớn hàng xuất khẩu nông sản và thủy sản của nước ta đã được chấp nhận ở các thị trường có tiêu chuẩn cao về môi trường như EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Việc thực hiện các Công ước quốc tế về môi trường dẫn đến việc kiểm soát hàng hóa nhập khẩu sẽ thuận lợi hơn, tránh được nguy cơ ô nhiễm từ bên ngoài, ngăn chặn phần nào tình trạng buôn bán các loài động và thực vật quý hiếm.

Việc cam kết cắt giảm các rào cản thương mại để tham gia vào các tổ chức thương mại thế giới, thực hiện các hiệp định quốc tế về môi trường tạo điều kiện để các doanh nghiệp nông lâm nghiệp, thủy sản cải thiện khả năng cạnh tranh của mình đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường. Những yêu cầu vè những sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ là áp lực để các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, phương thức tổ chức kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Điều này một mặt tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông nghiệp Việt Nam, đồng thời giảm bớt nguy cơ ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp và nông thôn.

Thông qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế khu vực, Việt Nam có thể đóng góp tiếng nói của mình trong các vấn đề về môi trường, thu thập thông tin, kiến thức về bảo vệ môi trường và nhận thức đầy đủ hơn về mối quan hệ giữa thương mại và môi trường; đồng thời có thể học hỏi được kinh nghiệm từ các nước khác trong việc duy trì hài hòa giữa lợi ích kinh tế từ thương mại quốc tế và BVMT.

Những tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực, hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua cũng cho thấy một số tác động tiêu cực đối với môi trường trong nông nghiệp và nông thôn. Cho đến nay, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là xuất khẩu tài nguyên và hàng sơ chế (hơn 50% năm 2005), tỷ lệ hàng hóa chế biến xuất khẩu thấp (đạt 43% năm 2005), dẫn đến nguồn tài nguyên nông nghiệp của nước ta sẽ có nguy cơ bị cạn kiệt. Mặt khác, từ nhiều năm nay, người nông dân đã quen với phương thức sản xuất tùy tiện, sản phẩm nông nghiệp làm ra có chất lượng thấp như dư lượng thuốc BVTV trong rau, trong hải sản, trong hoa, trong quả, hoặc chứa hàm lượng NO3 cao do bón nhiều phân đạm để hấp dẫn và tăng tính thị hiếu của người tiêu dùng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hàng hóa ngoại nhập có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn trên thị trường thì rất có thể hàng hóa sản xuất theo phương thức cũ sẽ không có người tiêu thụ ở thị trường trong nước và như vậy người nông dân sẽ ‘ thua ngay trên sân nhà’.

Thương mại là cơ chế luân chuyển hàng hóa và dịch vụ sản xuất từ địa điểm này sang người tiêu dùng tại địa điểm khác. Đặc tính này tạo cho người tiêu dùng khả năng hưởng thụ các sản phẩm tại đất nước mình không có hoặc không có khả năng sản xuất. Song, nếu các hàng hóa xuất khẩu được sản xuất ồ ạt theo cách thức phá hủy môi trường thì đương nhiên việc sản xuất hàng hóa cho mục đích thương mại sẽ gây ra nhiều hậu quả môi trường nghiêm trọng.

Tự do hóa thương mại có xu hướng làm tăng các hoạt động kinh tế nông nghiệp. Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều hơn nữa nguyên liệu, năng lượng được sử dụng vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp như lượng xăng dầu, khai thác các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió...) để vận hành máy móc nông nghiệp, để chế biến, phơi sấy nông sản; đồng thời còn kéo theo nhiều thay đổi trong việc sở hữu đất đai, tài sản, cách thức sử dụng đất đai, đe dọa môi trường tự nhiên.

Nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguồn nguyên liệu và công nghệ trong nước chưa sản xuất được từ thị trường các nước trong khu vực, đây không phải là công nghệ thân thiện với môi trường. Đã có trường hợp nhập khẩu những công nghệ lạc hậu mà những nước bán hàng không còn sử dụng được nữa (công nghiệp mía đường, dâu tằm...) và những loại động vật, hàng hóa gây tác động tiêu cực tới môi trường như ốc bươu vàng, hải ly...

Việt Nam tham gia hội nhập với kinh tế thế giới trong khi khuôn khổ luật pháp của ta còn chưa hoàn thiện, việc thực hiện pháp luật chưa nghiêm cùng với năng lực quản lý và giám sát thực hiện luật hạn chế đã dẫn đến một số hiện tượng ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường nước ta như buôn lậu động vật và tài nguyên quý hiếm, chặt phá rừng bừa bãi...

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.