Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 31/07/2006 23:32 (GMT+7)

Tinh dầu thiên nhiên

Tinh dầu là một hỗn hợp của nhiều hợp chất, có một số đặc tính chung: rất ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ, bay hơi ở nhiệt độ thường, phần nhiều có màu vàng nhạt hoặc không màu, khi bị oxy hóa có thể bị sẫm màu; thường có mùi thơm dễ chịu và đặc trưng, một số có mùi khó chịu như tinh dầu Giun. Ở nhiệt độ thường, đa số tinh dầu có dạng lỏng, một số thành phần sau khi tách ra khỏi tinh dầu có thể kết thành tinh thể rắn như camphor, menthol, vanillin, borneol,… Đa số tinh dầu đều nhẹ hơn nước, nhưng cũng có một số nặng hơn như tinh dầu Quế, Đinh hương, Hương nhu,…

Trong thiên nhiên, tinh dầu được phân bố rộng rãi trong nhiều họ thực vật, nhưng tập trung ở một số họ: Hoa tán (Apiaceae), Cúc (Asteraceae), Hoa môi (Lamiaceae), Long não (Lauraceae), Sim (Myrtaceae), Cam (Rutaceae), Gừng (Zingiberaceae),… Tinh dầu được tạo thành từ các bộ phận của cây: từ tế bào tiết ở biểu bì cánh hoa (Hoa hồng) hay nằm sâu trong các mô (Quế, Long não, Gừng,…); từ lông tiết như ở các cây Bạc hà, Hương nhu; từ túi tiết như lá Tràm, Bạch đàn, Đinh hương; từ ống tiết ở Tiểu hồi, hạt Mùi,… và có thể tập trung tại bất cứ bộ phận nào của cây: lá, hoa, nụ hoa, quả, vỏ quả, vỏ than, gỗ, phần trên mặt đất, rễ, thân rễ,… Trong các loài thực vật, tinh dầu có vai trò quyến rũ các loại côn trùng giúp cho sự thụ phấn của hoa, một số loại tinh dầu được tiết ra là để bảo vệ cây, chống lại sự xâm nhập của nấm và các loại vi sinh vật.

Chiết xuất tinh dầu bằng dung môi trong phòng thí nghiệm Phần lớn tinh dầu đều được thu trực tiếp từ thực vật bằng nhiều cách khác nhau. Tùy theo đặc tính tinh dầu hoặc dược liệu chứa tinh dầu mà người ta lựa chọn phương pháp thích hợp để có sản phẩm chất lượng tốt và giá thành rẻ. Phương pháp phổ biến là cất kéo theo hơi nước, một số tinh dầu được chiết xuất với dung môi thích hợp; để thu tinh dầu của các loài hoa, người ta ướp hoa với một chất có tính hấp phụ để tinh dầu bị hấp phụ vào đó, rồi mới tách tinh dầu ra. Với các tinh dầu có ở vỏ quả, người ta dùng phương pháp ép. Ngoài ra một số tinh dầu lại được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp nhưng mùi thơm và chất lượng không hoàn toàn giống tinh dầu có nguồn gốc thiên nhiên.

Tinh dầu và cây cỏ chứa tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong y dược học như các cây Quế, Gừng, Kinh giới, Tía tô, Hành, Hương nhu, Ngò, Phòng phong, Bạc hà, …có chứa tinh dầu được dùng để làm dược liệu chữa các chứng bệnh cảm mạo. Dùng trong các trường hợp chân tay lạnh, hạ thân nhiệt, đau bụng, nôn mửa có Thảo quả, Đại hồi, Tiểu hồi, Riềng, Đinh hương, Sa nhân,… Làm khí huyết lưu thông, giảm uất, giảm đau dùng Hương phụ, Hậu phác, Mộc hương, Trầm hương,…

Với y dược học hiện đại, ngoài tác dụng tiêu hoá, lợi mật, thông mật; tinh dầu còn được dùng để kháng khuẩn và diệt khuẩn, đặc biệt trong viêm đường hô hấp trên; một số tinh dầu có tác dụng kích thích thần kinh trung ương (Đại hồi), một số khác có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng (tinh dầu Giun), rất nhiều tinh dầu có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương, sinh cơ,… khi sử dụng ngoài da.

Một lượng lớn tinh dầu còn được tiêu thụ trên thế giới dưới dạng gia vị dùng trong công nghiệp thực phẩm hay công nghiệp bánh, kẹo, mứt, rượu: Quế, Gừng, Riềng, Đinh hương, Tiểu hồi, Thảo quả, Thì là, Tiêu,…Ngoài tác dụng giúp bảo quản thực phẩm, tinh dầu còn tạo mùi vị thơm ngon kích thích ăn ngon và giúp thức ăn dễ tiêu hoá.

Đó là chưa kể không ít tinh dầu được dùng trong kỹ nghệ pha chế nước hoa, xà phòng và mỹ phẩm.   

Nguồn: Thuốc và sức khỏe, số 295 (1.11.2005), tr 15, 16

Chiết xuất tinh dầu bằng dung môi trong phòng thí nghiệm

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.