Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 02/07/2007 15:02 (GMT+7)

Tìm mộ Trung tướng Nguyễn Bình

Tháng 6 – 1951, nhận được điện triệu tập của T.W Đảng yêu cầu, ngày 6 – 7 – 1951 ông Nguyễn Bình khởi hành ra Bắc báo cáo với Bác và T.W về tình hình Nam bộ. Đoàn khởi hành từ Tân Uyên - Chiến khu Đ với 22 người trong đội bảo vệ Trung tướng Nguyễn Bình; dự tính phải lội bộ đường rừng trong 6 tháng mới ra đến Việt Bắc. Cả chuyến đi dài ngày này là một sự gian khổ vô cùng của cả đoàn, khi địch theo dõi ta rất sát sao từng chặng đường đi qua sang đất bạn.

Chuyến đi gian khổ đó có nhiều người bị bệnh trên đường mà Trung tướng Nguyễn Bình là người bị nặng nhất, có những ngày sốt rét yếu quá, ông không thể lê bước được, mà đoàn phải để ông nằm nghỉ tại các buôn làng trên đất Campuchia. Qua các tỉnh Svây-Riêng, Pvay- Veng, Kra- Chie, Kôngpông- Chàm… đoàn phải ngừng lại ở Phum Beek, bên bờ sông Srêpok để chờ tin tức của đội trinh sát đi tiền trạm, đợi cho tình hình yên tĩnh trên đoạn đường biên giới Campuchia – Lào, thì đoàn sẽ qua hạ Lào, theo biên giới Việt – Lào đi ra Việt Bắc.

Và bất ngờ đau đớn thay, vào trưa ngày 29 – 9 – 1951, một toán lính Partisans do một trung uý thực dân Pháp chỉ huy đi tuần, khi đi ngang qua chỗ đoàn đang nghỉ, gặp ông, chúng đã nổ súng hạ sát ông mà chúng cũng không biết đó là ai, chức vụ gì.

Trung tướng Nguyễn Bình đã anh dũng hy sinh mùa thu năm 1951 trên đất bạn Campuchia khi tuổi đời rất trẻ. Ngày ông hy sinh đơn vị còn chưa xác định được rõ địa điểm, thời gian và những thông tin về sự hy sinh anh dũng đó. Kể cả cuốn nhật ký của ông “ Nhật ký đi đường” khi ông hy sinh, sau này thực dân Pháp thu lại được ở Tà Nốt (Campuchia) vào 10 – 10 – 1951 cho thấy, cả chuyến đi ra Việt Bắc của đoàn là biết bao khó khăn, trở ngại trên con đường xuyên qua rừng thẳm của đất bạn Campuchia. Bởi thế suốt 2 cuộc chiến tranh ác liệt, mãi tới ngày 25 – 2 – 2000, dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Phùng Đình Ấm, đoàn tìm kiếm mộ của Trung tướng Nguyễn Bình của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Quân khu 7, được sự giúp đỡ của quân đội Hoàng Gia Campuchia, qua những nhân chứng nhiệt tâm chỉ đường, được bà con nước bạn giúp đỡ đã tìm ra nơi nhân dân nước bạn mai táng khi ông hy sinh. Xung quanh cái chết oanh liệt của Trung tướng Nguyễn Bình, vị tướng Tư lệnh của Bộ Tư lệnh Nam bộ đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh khi còn rất trẻ, theo nhiều tướng lĩnh quân đội ta hôm nay sống ở Sài Gòn hồi ức lại, thì còn nhiều điều tra chưa được biết về sự hy sinh anh dũng này, trên vùng đất bạn. Bởi chuyến đi phải trải dài nhiều ngày trên đường ra Bắc, phải vòng qua nhiều tỉnh rừng núi hiểm trở trên đất bạn, để tránh sự dò xét của tình báo đối phương, mà vẫn được tình báo Pháp theo dõi sâu từng chặng đường. Trong thời gian đó, điều kiện quân đội ta còn bao thiếu thốn, mà cuốn nhật ký của trung tướng ghi rất chi tiết từng chặng đường, việc xác nhận hướng, cách đi an toàn, cũng bị tình báo đối phương thu và đưa về bên Pháp sau đó.

Dẫu sao thì một vị tướng đức và tài song trọn, mới 43 tuổi ra đi, trong bối cảnh chiến trường Nam bộ còn bao bão tố, sóng gió của cuộc chiến tranh nóng bỏng, là một thiệt hại lớn cho cách mạng miền Nam. Bác Hồ chúng ta lúc đó và Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi nghe tin Tư lệnh Bộ Tư lệnh Nam Kỳ hy sinh đã rất buồn vì mất đi một vị tướng tài ba đức độ, và sau đó Bác đã ký Quyết định số 18/SL, ngày 29-8-1952 tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho Tư lênh Nam bộ, Trung tướng Nguyễn Bình, đánh giá cao công lao của ông trong sự nghiệp giải phóng cho Tổ quốc (Về sau ông được Chủ tịch nước tặng thưởng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang).

Về sự hy sinh của đồng chí Nguyễn Bình trên đất bạn, trong hoàn cảnh khắc nghiệt của 2 cuộc chiến tranh liên tiếp như thế thì điều mà những đồng chí, anh em chung chiến hào rất muốn tìm ra mộ vị tướng tài ba đó gần 50 năm qua, cũng không phải dễ dàng. Thiếu tướng Phùng Đình Ấm, nguyên Phó Tư lệnh Mặt trật 479, phó đoàn chuyên gia Quân sự Việt Nam tại Campuchia, người trực tiếp chỉ huy đoàn tìm mộ đó cho biết, đó là điều day dứt không chỉ cho bao chiến sĩ, tướng lĩnh Nam bộ từng làm việc với ông, mà gia đình, dòng tộc, cùng quê hương.

Được phép của Bộ Quốc phòng, tháng 2 – 2000, từ sân bay Tân Sơn Nhất, vào 4 giờ chiều ngày 24 -2, đoàn tìm kiếm mộ Trung tướng Nguyễn Bình xuất phát trên chuyến bay MT8 sang đất bạn Campuchia. Đoàn xuống sân bay Pô-Chen-Tông khi trời còn sớm. Trong đoàn ngoài các sĩ quan cao cấp của Cục chính sách - Bộ Quốc phòng và Quân khu 7, những cán bộ trung, cao cấp trong quân đội am hiểu nhiều về địa hình đất nước chùa Tháp, còn có ông Nguyễn Thế Tường, cháu gọi trung tướng Nguyễn Bình là chú ruột. Phía quân đội Hoàng Gia Campuchia, bạn cũng rất nhiệt tình giúp đỡ, đã cử thiếu tướng Mătchiala cùng đoàn đi đến nơi vị trí mà ta dự tính đi tìm.

10 giờ sáng 25-2-200, cả đoàn bay đến sân bay Stung- Treng. Tại đây thiếu tướng Khăm-Chanh, phó Tư lệnh Quân khu I của bạn ra tận máy bay đón đoàn ta. Các bạn cho biết nơi mà đoàn dự định tìm là thôn Kpai Rô Mia, đây là vùng Phum Lếch trước đây. Đường từ sân bay Stung – Treng đến đó khoảng 60 km, đường rất xấu đi lại khó khăn, song lại là vùng có dân của bạn ở, nên đoàn yên tâm hơn, khi tìm hỏi thông tin về ngôi mộ.

Tại Bộ Tư lệnh Quân khu 1 của bạn, sau khi nghe đoàn trình bày các hướng tìm mộ Trung tướng Nguyễn Bình, Trung tướng Tư lệnh Quân khu I của quân đội Hoàng Gia Campuchia Thao – Cung kết luận rất cảm đồng: “ Trung tướng Nguyễn Bình, người trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, hy sinh đã 49 năm nay cô đơn giữa núi rừng. Quân khu I sẽ không từ một khó khăn nào để giúp đoàn Việt Nam tìm kiếm và đón cố trung tướng về với Tổ Quốc, với gia đình”.

Sáng 27-2-2000, cả 2 đoàn ta và bạn do cụ Nhoi Sa Rô dẫn ra vị trí của ngôi mộ. Cư dân trong làng ùa ra đón và bảo: tìm mộ vị Lục thum dễ lắm. Cụ Nhoi Sa Rô dẫn chính xác cả đoàn dùng canô lội ngược sông chừng 1 km, sau đó đổ bộ qua bờ Nam, cách bờ sông chừng 70 – 80 m, là nơi ngôi mộ Trung tướng Nguyễn Bình đã yên nghỉ 49 năm ròng trên đất bạn xa vắng trong rừng sâu, cạnh bờ sông Srê-pok của núi rừng xứ bạn.

Khi đoàn ta mở ra nấm mộ, đoàn ta đào chỉ 2 gang tay là thấy được thi hài trung tướng hầu như còn khá đầy đủ, vì đất tại đó không có mối, kể cả 4 chiếc răng vàng, con mắt giả bên trái của ông gần 50 năm còn nguyên đó, không thể lẫn lộn với ai được. Cả đoàn làm lễ khấn viếng xong, mọi người tay nâng thi hài vị tướng trẻ, mà không cầm được nước mắt.

Xong việc lấy hài cốt, 2 đoàn đưa vị tướng tài ba đã nằm trên đất bạn gần nửa thế kỷ về với đất mẹ Việt Nam thân yêu, trong niềm xúc động của các vị tướng lĩnh, sĩ quan đoàn ta và bạn.

Nguồn: Xưa & Nay, số 274, 12-2006, tr11.

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

VUSTA tham dự Đối thoại Tri thức Toàn cầu Muscat và Hội nghị lần thứ ba của Đại Hội đồng Khoa học Thế giới
Diễn đàn Đối thoại Tri thức Toàn cầu Muscat và Hội nghị lần thứ ba của Đại Hội đồng Khoa học Thế giới được tổ chức từ ngày 26-31/01/2025 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc tế Oman. Đại diện VUSTA có Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh tham dự.
VUSTA làm việc với tổ chức Korea CEO Summit
Hà Nội, ngày 3 tháng 2 năm 2025 – Tại trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh đã có buổi làm việc với ông Park Bong Kyu, Tổng giám đốc của tổ chức Korea CEO Summit. Hai bên đã chia sẻ thông tin và trao đổi về khả năng hợp tác để tổ chức Diễn đàn Đô thị Văn hóa Công nghiệp Hội tụ 2025 (CICON 2025).
Vĩnh Phúc: Sáp nhập Hội Kiến trúc sư vào LHH tỉnh
Sáng ngày 07/02/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc (LHH) tổ chức Hội nghị thông qua đề án sáp nhập Hội Kiến trúc sư vào LHH tỉnh. Phó Chủ tịch phụ trách LHH Đỗ Trung Hiếu và Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Nguyễn Đạm đồng chủ trì hội nghị.
Tạp chí Việt Nam Hội nhập mở chuyên mục tuyên truyền về ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
VNHN Ngay từ những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, đúng vào dịp kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), thực hiện tinh thần chỉ đạo của Trung ương và cụ thể hóa từ Nghị quyết của Cấp ủy Viện chủ quản và Tạp chí Việt Nam Hội nhập – Ban Biên tập tạp chí Việt Nam Hội nhập đã chính thức xây dựng chuyên mục Tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.