Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 12/12/2014 15:43 (GMT+7)

Thủy điện Don Sahong: Lợi ít, hại nhiều

Tuy nhiên, bất chấp các khuyến cáo nên dừng việc xây dựng các con đập đến khi có các nghiên cứu sâu, chính phủ Lào đã khởi công xây dựng Xayaburi – con đập đầu tien trên dòng chính hạ nguồn cuối năm 2012, đến nay đã hoàn thành khoảng 30% tiến độ. Tháng 10/2013, chính phủ Lào tiếp tục thông báo quyết định triển khai dự án thủy điện dòng chính thứ hai – Don Sahong tại tỉnh Champasak, con đập được cảnh báo sẽ có tác động to lớn đến khu vực hạ nguồn của Campuchia và Việt Nam, đặc biệt là đối với nguồn lợi thủy sản. Bởi lẽ, theo cảnh báo của nhiều nghiên cứu, con đập sẽ chặn đứng dòng di cư duy nhất của cá vào mùa khô.

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp cùng Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam đã có buổi tọa đàm nhằm cung cấp thêm thông tin và các thảo luận liên quan đến đập thủy điện Don Sahong, về các tác động tiềm ẩn và các lỗ hổng cũng như thách thức đối với Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Nhân Quảng – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Quản lý Tổng hợp Tài nguyên cho biết, Don Sahong là dự án thủy điện trên dòng sông chính của sông Mê Kông có vị trí thuộc huyện Khong tỉnh Champasak thuộc khu vực phía Nam Lào, cách biên giới Lào-Campuchia vài km. Dự án lợi dụng khu vực thác tự nhiên cao 20 m chảy vào sông Mê Kông. Tổng cột nước tĩnh trong khu vực dao động từ 13m -21m tùy thuộc vào sự thay đổi dòng chảy theo mùa và các thay đổi tương đối về độ sâu dòng chảy của các thác ở hạ lưu và thượng lưu. Tại khu vực này, sông Mê Kông gồm khoảng 7 nhánh chính và nhiều nhánh phụ. Dự án Don Sahong được đặt tại nhánh Hou Sahong dài 5 km, chạy song song và cách nhánh Phapheng 2 km về phía tây.

Điện sản xuất sẽ được hòa vào lưới điện quốc gia từ trạm biến áp 230kV đặt gần nhà máy qua đường dây truyền tải 2 mạch chạy về hướng bắc đến trạm phát điện thứ cấp Ban Hat cách nhà máy 20 km. Do lòng dẫn phía thượng lưu Hou Sahong hẹp, hạn chế dòng chảy đổ vào nhánh sôngtrong thời kỳ kiệt, để cải thiện dòng chảy trên Hou Sahong sẽ tiến hành nạo vét lòng sông với độ sâu tối đa 5m từ đầu phía thượng lưu tới hạ lưu sát đập. Vật liệu sỏi đá nạo vét được từ lòng sông sẽ được dùng để trộn bê tông và xây dựng các đập phụ. Những vật liệu thừa sẽ được vận chuyển đến các địa điểm đã được lựa chọn cẩn thận từ trước trên hai đảo Don Sadam và Don Sahong.

Ông Quảng cũng cho biết thêm, tại cuộc Họp Hội đồng MRC lần thứ 20 ngày 26/6/2014, Lào tuyên bố rằng sẽ tái đệ trình dự án Don Sahong cho thủ tục Tham vấn trước trong khuôn khổ PNPCA. Tiếp theo tuyên bố này, ngày 30/6/2014 Ban Thư ký MRC đã nhận được thư từ Ủy ban Mê Kông Lào cùng với xác nhận về danh sách các tài liệu liên quan được nộp vào tháng 9 năm 2013. Ban thư ký đã đệ trình bức thư và danh sách này cho các đại diện trong Ủy ban Liên hợp của ba Quốc gian

Thành viên còn lại ngày 3/7/2014. Như vậy, mất gần 1 năm Lào đã chấp nhận tuân thủ tiến trình tham vấn trước! Hiện nay với sự hỗ trợ kỹ thuật của Ban Thư ký MRC, Campuchia, Việt Nam và Thái Lan đang tiến hành nghiên cứu các tài liệu do Lào cung cấp để đánh giá các ảnh hưởng của dự án.

(Ảnh internet)
(Ảnh internet)

Các thông tin từ báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án cho thấy dự án có tính khả thi về mặt kinh tế khi phần lớn điện năng do nhà máy sản xuất ra sẽ được xuất khẩu sang Thái Lan, Capuchia và một phần tiêu dùng nội địa. Từ năm 2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Năng lượng-Mỏ của Lào đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề môi trường và xã hội (ĐTM) và cập nhật bằng các cuộc khảo sát bổ sung vào năm 2009. Các tác động chính về môi trường và xã hội bao gồm: Các tác động về chất lượng nước, không khí và tiếng ồn tại các thôn bản và đặc biệt là đối với những người dân địa phương đang sống gần các khu vực xây dựng; Các tác động tiềm năng về sử dụng tài nguyên, lâm nghiệp và động vật hoang dã; Các tác động về cộng đồng văn hóa và hải đảo; Các tác động tiềm năng về sức khỏe cộng đồng; Các tác động về thủy văn và dòng chảy ở hạ nguồn; Các tác động tiềm năng về sinh kế, khảo cổ học và văn hóa của các cộng

đồng; Các vấn đề về môi trường liên quan đến giao thông trên các tuyến đường; Các tác động về du lịch và quản lý khu Ramsar.

Vấn đề quan trọng nhất mà các nghiên cứu môi trường cho thấy là nguy cơ phá vỡ hành lang di cư của cá khi chặn dòng Hou Sahong, đặc biệt cản trở sự di chuyển cá lên thượng nguồn vào mùa kiệt (mặc dù các biện pháp giảm thiểu đã được đề xuất để hạn chế tác động bằng cách tăng cường hành lang di cư trên hai nhánh sông lân cận vào cả hai mùa lũ và kiệt).

Theo ông Quảng cần phải làm rõ một số vấn đề như: Quần thể cá heo (hiện theo đánh giá chỉ còn 85 cá thể) có bị ảnh hưởng, nhất là tác động của tiếng ồn lớn khi nổ mìn đào sâu đáy sông?; Thay đổi chế độ bùn cát dẫn đến giảm sự phong phú của con mồi; Tuốc bin loại bulb thân thiện với cá: có thực tiễn chứng minh?; Việc di chuyển ấu trùng và cá thể trưởng thành qua tuốc-bin?; Lưu lượng thiết kế qua tuốc bin là 1.600 m3/s trong khi phải đảm bảo lưu lượng qua Thakho là 800 m3/s; Mô hình thủy lực chưa làm rõ được các vấn đề liên quan tới quản lý dòng chảy môi trường, duy trì dòng chảy tối thiểu; Cửa lấy nước không điều tiết có vấn đề với quản lý dòng chảy?; Tác động đến sinh cảnh, ngành du lịch cần chi tiết hơn.

Nhưng riêng đối với Việt Nam, theo ông Quảng thì các tác động liên quan đến một số loài cá di cư cũng như tác động về dòng chảy, phù sa cần được làm rõ hơn qua các nghiên cứu khoa học với kết quả thấu đáo.

Theo Tiến sĩ Vũ Ngọc Long - Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, việc xây dựng đập thủy điện Don Sahong  trên sông Mekong sẽ tác động đến dòng chảy, sự cung cấp phù sa, làm tăng hiệu suất biến đổi khí hậu và ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân ở Việt Nam: “Đời sống người dân bị ảnh hưởng là do nguồn cá không còn nhiều như trước và không đủ nguồn nước ngọt canh tác sản xuất lúa. Khi không có đủ nguồn nước thì dẫn đến không có lũ để rửa phèn. Người dân phải dùng phân bón, tăng chi phí sản xuất lúa nhiều hơn”.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…