Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 21/07/2010 23:16 (GMT+7)

Thuốc ngủ

Có nhiều loại thuốc ngủ:

- Loại benzodiazepin (Valium, Noctamide…): loại này hay được dùng hơn cả vì tương đối ít độc và còn có cả tác dụng trị chứng lo âu.

- Loại barbituric (Butobarbital…): Loại này càng ngày càng ít được dùng vì dễ gây quen thuốc và phụ thuộc thuốc, nếu dùng quá liều sẽ gây nguy hiểm.

- Loại kháng histamin (Théralène, Phénergan…) dùng để chữa các bệnh dị ứng, đồng thời còn có tác dụng gây ngủ, nhất là trẻ em và người cao tuổi.

- Loại chống trầm cảm (Laroxyl, Athymil…): Đôi khi cũng dùng loại này để chữa mất ngủ cho người trầm cảm.

- Các loại thuốc ngủ khác (stibox, imovane…).

Nói chung, các thuốc ngủ này được dùng theo toa bác sĩ chứ không nên tự ý dùng.

Phần lớn các thuốc ngủ tạo được giấc ngủ là do chúng ức chế các chức năng của não làm cho não giảm hoạt động nhờ đó mà ta ngủ được. Thuốc ngủ nhanh chóng đưa ta dần dần đi vào giấc ngủ, làm cho ta phản ứng chậm chạm với mọi việc chung quanh. Khi dùng thuốc ngủ, nhiều người thấy có cảm giác như say rượu, phát âm ngượng ngiụ, nhất là khi dùng thuốc xong mà chưa đi ngủ ngay. Nói chung, sau khi dùng thuốc được 30 – 40 phút là sẽ ngủ được.

Giấc ngủ do thuốc tạo ra không phải là một giấc ngủ bình thường. Khi tỉnh dậy, ta không thấy sảng khoái như sau một giấc ngủ tự nhiên. Dùng thuốc thì sẽ ngủ được nhưng chỉ sau mấy ngày là thuốc sẽ giảm tác dụng vì thế người ta chỉ dùng chúng trong một thời gian ngắn.

Nếu thỉnh thoảng mới bị mất ngủ thì có thể dùng một số biện pháp đơn giản mà hữu hiệu để chữa trị chẳng hạn tắm nước nóng, hoặc uống một cốc sữa trước khi đi ngủ. Chỉ nên dùng thuốc ngủ khi các biện pháp trên không có kết quả hoặc khi mất ngủ đã có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Muốn chữa mất ngủ một cách cơ bản, phải chữa nguyên nhân đã gây ra nó, đây mới là điều quyết định.

Nói chung các loại thuốc ngủ có những tác dụng phụ như gây buồn ngủ ban ngày, gây cảm giác chuếnh choáng và mất thăng bằng, rất nguy hiểm cho người lái xe và vận hành máy móc. Ở người cao tuổi, thuốc ngủ có thể gây lú lẫn cho nên phải lựa chọn thật cẩn thận loại thuốc ngủ nào thích hợp với mình để dùng được an toàn.

Nếu dùng thuốc ngủ lâu dài trong nhiều tuần liền và nhất là lại dùng thuốc với liều cao sẽ bị phụ thuộc cả về tâm lý lẫn thể chất. Nếu ngừng dùng thuốc ngủ đột ngột sẽ bị mất ngủ trở lại, lo âu, co giật, hoang tưởng và có những giấc mơ nặng nề. Những người dùng thuốc phải giảm liều thuốc dần dần trong nhiều ngày để tránh mắc phải hội chứng cai thuốc. Một trong những nguy cơ khác của thuốc ngủ là việc tăng liều thuốc quá mức cho phép vì thấy thuốc ngày càng ít tác dụng do dùng lâu ngày và điều này đặc biệt nguy hiểm nếu đấy lại là loại barbituric vì có thể dẫn đến tử vong.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...