Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 18/02/2008 23:58 (GMT+7)

Thuốc “mồ côi”

Thuốc “mồ côi” là danh từ dùng để chỉ những thuốc chữa các bệnh hiếm gặp.

Năm 1984, một nhà quý phái người Anh tên James Black đã có lòng từ thiện đỡ đầu một số trẻ mồ côi. Sự nỗ lực của ông lại càng được khích lệ thêm khi ông thấy có nhiều thuốc rất cần cho các bệnh hiếm gặp mà chẳng được ai quan tâm sản xuất. Những thuốc này chẳng ai đầu tư để sản xuất và cung ứng cả, vì nó không được sử dụng nhiều và thường xuyên, nên khó mang lại lợi nhuận. Ông quyết định ngừng việc làm ở một công ty hoá chất lớn và tập trung trí lo cho những thuốc hiếm như những trẻ mồ côi mà ông đang đỡ đầu. Từ đó, phát sinh ra danh từ “thuốc mồ côi” để chỉ các thuốc chữa các bệnh hiếm gặp, còn được gọi là “thuốc hiếm”.

Hoa Kỳ và Nhật Bản đã có luật về thuốc mồ côi. Theo luật của Hoa Kỳ, những thuốc dùng điều trị cho số bệnh nhân dưới 200.000 người trong nước mỗi năm thì được xếp vào nhóm thuốc hiếm. Công ty sản xuất thuốc này hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, được miễn thuế và được độc quyền kinh doanh trong 7 năm. Trên cơ sở luật thuốc mồ côi của Hoa Kỳ, năm 1990, Hội Dược học Nhật Bản đề xuất phải xây dựng một luật thuốc mồ côi như kiểu luật của Hoa Kỳ và nội dung này đã được ghi trong Luật Dược của Nhật Bản. Theo Nghị định Koseisho, nếu dưới 50.000 người trong nước cần tới một thuốc mà thuốc đó thực sự hiệu nghiệm thì được coi là thuốc mồ côi và được Nhà nước hỗ trợ tài chính, giảm thuế, ưu tiên trong danh mục cung ứng và ưu ái độc quyền 10 năm. Những nước tiên tiến khác cũng có các chính sách khác nhau về thuốc mồ côi.

Trước năm 1983, chỉ có vài thuốc được coi là thuốc bệnh hiếm gặp. Người mắc bệnh hiếm gặp coi như hết hy vọng chữa trị. Người ta thống kê, trên thế giới có tới 7.000 bệnh hiếm gặp. Hằng năm có khoảng 25 triệu người mắc một bệnh hiếm gặp. Những bệnh này có thể là: thiếu máu có hồng cầu hình liềm, xơ hoá tế bào, viêm phổi có u, ung thư máu... Nhiều bệnh liên quan đến biến đổi gen. Nhiều nước đã duyệt danh mục thuốc hiếm với trên 200 loại.

Tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có một vài nhà thuốc đã quan tâm kinh doanh một số thuốc hiếm. Nhiều người mách nhau tìm đến những nhà thuốc này. Nhưng dù có nhiệt tình, các nhà thuốc đó cũng không đáp ứng được nhu cầu. Thường bệnh nhân phải cầu cứu thân nhân nước ngoài hoặc nhờ một vài công ty nhập khuẩn đặt hàng giúp. Việc nhập khẩu các thuốc này cũng còn phiền phức. Những chặng đường tìm kiếm thuốc hiếm vẫn còn gian truân.

Nhà nước đã dành một lượng tiền lớn cho quĩ lưu thông thuốc. Nhưng mục đích chính của việc làm này là để giúp cân bằng, bình ổn giá cả. Các thuốc thuộc danh mục thuốc dự trữ lưu thông ít trùng với thuốc hiếm. Cục Quản lý Dược Việt Nam đã có ý định xây dựng chính sách về thuốc hiếm, nhưng chắc còn cần nhiều thời gian. Trong khi đó người bệnh không thể chờ đợi được. Việc cung ứng thuốc hiếm cho các cơ sở chữa bệnh vẫn là điều nhức nhối đến với cả bệnh viện, thầy thuốc và bệnh nhân!

Những “kẻ mồ côi” về thuốc đang trông chờ cơ quan quản lý nhà nước nhanh chóng có biện pháp gì để hỗ trợ những người bệnh đặc biệt ngày đang mong ngóng có thuốc.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.