Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/06/2010 23:41 (GMT+7)

Thực trạng và giải pháp để phát triển sản xuất rau an toàn nhanh và bền vững

Rau sạch đang là sự quan tâm đặc biệt, là yêu cầu bức xúc của xã hội và mọi người, từ nhà sản xuất, người tiêu dùng, nhà khoa học cũng như nhà quản lý vì nó góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất, hội nhập nông nghiệp, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Hơn mười năm nay, nước ta triển khai chương trình rau sạch, rau an toàn, buồn vui có, thành công có, thất bại có, thuận lợi có, khó khăn và triển vọng có. Chúng tôi xin nêu lên một số suy nghĩ, ý kiến về các giải pháp để có thể phát triển sản xuất rau an toàn (SXRAT) một cách nhanh và bền vững.

Hiện trạng SXRAT hiện nay

Nhà ước ta - từ Chính phủ đến các bộ ngành ở trung ương và các địa phương, đặc biệt từ năm 2005 tới nay đã có nhiều chủ trương, biện pháp, chính sách nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nói chung và phát triển sản xuất rau quả sạch - rau quả an toàn nói riêng.

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 107/2008/QÐ-TTg ngày 30-7-2008 xác định mục tiêu đến năm 2010 có 20% số diện tích các vùng sản xuất tập trung rau - quả - chè đáp ứng yêu cầu sản xuất rau an toàn (SXRAT) theo Vietgap và 30% số sản phẩm rau quả an toàn (RQAT) phải được chứng nhận Vietgap. Ðến năm 2015 các chỉ tiêu nêu trên đạt 100%. Ngay sau đó, các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ và các địa phương cũng có những văn bản pháp quy, những chương trình, dự án để phát triển SXRAT ở nước ta trong đó đáng chú ý nhất là các quy định của Bộ NN và PTNT về quản lý sản xuất, kinh doanh RQAT, về chứng nhận SXRAT và ban hành quy trình sản xuất nông nghiệp tốt Vietgap đối với RAT, cũng như các đề án phát triển của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Quốc hội cũng chuẩn bị thông qua và ban hành Luật VSATTP. Ðó là những cơ sở pháp lý, chương trình, kỹ thuật quan trọng góp phần thúc đẩy SXRAT trong cả nước thời gian qua cũng như sắp tới.

Tuy nhiên, kết quả thực tế phát triển sản xuất RAT đến nay là quá thấp, quá chậm, không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, gây bức xúc trong dư luận.

Theo Bộ NN và PTNT, năm 2008, cả nước có 722 nghìn ha rau trong đó miền bắc là 390 nghìn và đồng bằng sông Hồng là 160 nghìn ha với sản lượng ba triệu tấn. Trong đó vùng liên kết SXRAT ở đồng bằng sông Hồng là 100 nghìn ha với sản lượng 1,9 triệu tấn cho đến nay các vùng SXRAT tập trung được quy hoạch còn rất thấp mới đạt khoảng 8,5% tổng diện tích trồng rau, vùng đồng bằng sông Hồng đạt 14.816 ha, Hà Nội là 6.820 ha, TP Hồ Chí Minh 2.500 ha. Diện tích được chứng nhận đủ điều kiện SXRAT toàn vùng đồng bằng sông Hồng mới đạt 676 ha, Hà Nội 219 ha. Diện tích đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Vietgap còn quá nhỏ, lẻ tẻ trên rau và một số loại cây ăn trái như: nho, thanh long... chắc chắn không quá 100 ha.

Bộ NN và PTNT cũng đã thẩm định và chỉ định bảy tổ chức chứng nhận SXRAT theo Vietgap. Tuy vậy, trong hai năm qua, số tổ chức này cũng mới chỉ chứng nhận được vài chục ha vì rất ít cơ sở có yêu cầu. Nếu so sánh với mục tiêu mà Chính phủ đề ra cho năm 2010 và 2015 thì các kết quả trên còn quá thấp. Lấy ví dụ Hà Nội, địa phương có thể nói là dẫn đầu cả nước trong SXRAT. Nếu lấy chỉ tiêu qui hoạch vùng đủ điều kiện SXRAT đến năm 2010 thì Hà Nội mới đạt 219 ha/6.820 ha (tức 3,2% trong khi chỉ tiêu phải là 20%) và chỉ tiêu năm 2015 là 100%.

Những khó khăn hạn chế chủ yếu

Qua theo dõi thực tế chúng tôi thấy có những khó khăn, hạn chế chủ yếu sau cần được khắc phục trong việc triển khai SXRAT ở nước ta.

Thứ nhất, SXRAT ở nước ta hiện quá manh mún (cho một vùng SXRAT khoảng ba ha có từ 70 đến 80 hộ gia đình), diện tích thành vùng tập trung, diện tích rau chuyên canh quá ít... dẫn đến những khó khăn cho việc đầu tư, huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật, giám sát chất lượng, chứng nhận, tiêu thụ.

Thứ hai, việc đầu tư cho SXRAT còn phân tán, hình thức, rất nhiều trường hợp không đúng, không trúng, nặng đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật mà xem nhẹ đầu tư kỹ thuật, đầu tư huấn luyện, đầu tư khâu kinh doanh - tiêu thụ; trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật còn nặng về đầu tư xây dựng nhà lưới một cách hình thức trong khi phần lớn trường hợp là không cần thiết, chưa đầu tư nhiều cho việc quy hoạch và hệ thống tưới nước sạch. Ðầu tư chưa đồng bộ, chủ yếu đầu tư từ nguồn ngân sách, nguồn đầu tư của nông dân, doanh nghiệp rất ít.

Thứ ba, về mặt kỹ thuật, chưa xây dựng được hoàn chỉnh quy trình Vietgap cho từng cây rau của từng vụ sản xuất, từng vùng sinh thái có tính khả thi, chưa nghiên cứu xây dựng được cơ cấu cây rau, chế độ canh tác hợp lý, hiệu quả cho các vùng rau chuyên canh làm cơ sở cho nội dung và phương pháp huấn luyện nông dân.

Thứ tư, chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc tổ chức chứng nhận Vietgap cho SXRAT. Chưa tạo được áp lực ngược từ người tiêu dùng đối với người kinh doanh, tiếp đó từ người kinh doanh đối với người sản xuất việc nhất thiết rau khi đưa vào lưu thông phải có chứng nhận SXRAT theo Vietgap. Trong thực tế, chứng nhận Vietgap chưa phải là bắt buộc cho nên buông lỏng khâu kiểm tra, nông dân không muốn bỏ thêm tiền cho việc chứng nhận, Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ việc chứng nhận SXRAT; chính vì vậy mặc dù Tổ chức chứng nhận rất ít (cả nước mới có bảy đơn vị) nhưng lại không có việc làm, hiệu quả hoạt động kém.

Thứ năm, chưa xây dựng được mạng lưới tiêu thụ RAT đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân (cả cao cấp lẫn bình dân) và tạo được lòng tin với người tiêu dùng.

4 giải pháp để phát triển SXRAT nhanh và bền vững

Ðể đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của rau quả Việt Nam ở trong nước và khu vực, để SXRAT phát triển nhanh, bền vững theo chỉ tiêu đã đề ra, thời gian tới nên tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, cần tổ chức lại sản xuất rau đáp ứng điều kiện SXRAT, quy hoạch các vùng sản xuất rau tập trung ở các địa phương, phát triển rau theo mô hình trang trại, doanh nghiệp, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún;

Thứ hai, cần đổi mới mạnh mẽ tư duy đầu tư cho SXRAT theo hướng tập trung đầu tư cho việc quy hoạch sản xuất, cho hệ thống tưới nước sạch, cho huấn luyện kỹ thuật, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật Vietgap cho nông dân, cho việc tổ chức chứng nhận và xây dựng mạng lưới tiêu thụ hữu hiệu, đa dạng. Nên hạn chế đầu tư xây dựng nhà lưới, chỉ thực hiện khi thật cần thiết (như sản xuất rau giống, sản xuất ứng dụng công nghệ cao...), sử dụng vòm che lưới thay thế vừa tiết kiệm vừa hiệu quả;

Thứ ba, hết sức coi trọng việc triển khai công việc chứng nhận SXRAT, trong thời gian đầu nên có cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí chứng nhận trực tiếp cho người sản xuất hoặc thông qua Tổ chức chứng nhận. Có cơ chế tạo áp lực về mặt pháp lý, từ người tiêu dùng đến người kinh doanh rồi đến người sản xuất về việc rau kinh doanh phải có chứng nhận Vietgap.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các Tổ chức chứng nhận hoạt động;

Thứ tư, tăng cường hoạt động nghiên cứu, huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật về SXRAT, nhất là xây dựng các quy trình Vietgap cho từng cây rau phù hợp từng vùng, xây dựng chế độ canh tác cho vùng rau chuyên canh.

Xây dựng bộ thuốc bảo vệ thực vật và phân bón sử dụng trong SXRAT.

Nếu được như vậy, chắc chắn SXRAT sẽ có bước phát triển mới, nhanh và bền vững.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.