Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 22/06/2010 23:38 (GMT+7)

Thơ lục bát của Nguyễn Du và của Nguyễn Duy có sai vần luật không?

Tôi xin trích nguyên văn một đoạn của tác giả cuốn sách:

“… Người ta khen Nguyễn Du thì khen viết hay nhưng khen về thi pháp lục bát của Nguyễn Du thì chết chắc! Toàn bộ Truyện Kiều, hơn một nửa sai thi pháp (vì gieo trật luật và cưỡng vận). Trần Đăng Khoa trong “Chân dung và đối thoại” trên web site (annonnymous. Conline) cho rằng “Sau kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, những tưởng lục bát đã khép lại, không ai còn dám bén mảng đến chân cái toà lâu đài châu ngọc mà nội thất toàn gấm thêu ấy nữa. Nhưng đâu có phải. Nó còn mở bao nhiêu cánh cửa, hướng ra cõi vô biên. Lục bát còn thử thách bút lực của các thi sĩ. Nói một cách thông thái như nhà văn Nguyễn Tuân: Anh là nhà thơ Việt Nam ư? Vậy anh hãy chiềng cho tôi mấy câu lục bát của anh, tôi sẽ nói ngay anh là hạng thi sĩ thế nào?”.Hãy xem Nguyễn Du với “kiệt tác Truyện Kiều” của mình gieo vận trong đoạn lấy đại này nha (chưa nói đến luật):

Nghe chàng nói đã hết điều

Hai thân thì cũng quyết theomột bài

Hết lời không nhẽ chối lời

Cuối đầu nàng những ngắn dàithở than

Nhà vừa mở tiệc đoàn viên

Hoa soi ngọn đuốc, hồng chenbức là.

Người ta nói “ ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép người”. Văn là người. Thơ là bộ phận của Văn nên nó cũng có tư cách của một con người. Làm sao mà thoải mái cho những cặp từ sau đây mà đồng âm: điều – theo/ bài - lời/ lời – dài/ than – viên/ viên – chen? Hoạ chăng nói chại theo tiếng Quảng? vời - ngời/ nang – nhoàng, điều - thiều/ bài – lài/ lời - dời/ viên – chiên… còn gì là thơ! Không biết sư ông Nguyễn Tuân cho Nguyễn Du là loại thi sĩ nào đây? Tiếp đến Phạm Quốc Ca… ca “ Nhà thơ tài hoa bậc nhất ở thể lục bát trong thời đương đại là Nguyễn Duy” ( Mấy nhận xét về thể thơ trữ tình Việt Nam sau 1975 – 2000, Văn học Việt Nam sau 1975, Nxb. GD 2006) nghe mà… thất kinh! Nói hay không bằng một thấy! Thử đọc lại bài “ Tre Việt Nam” được dùng trong giảng dạy, một bài thơ ý mới và tu từ nhân hoá nhưng thi pháp 6 – 8 thì cưỡng vận sai gần hết bài. Chưa nói tới luật, chỉ nói tới cách gieo vần, Nguyễn Duy nhà ta đã gieo vần như mẹ Cám trộn thóc với đậu mà bắt Tấm nhặt vậy: Này nha (Trích nguyên văn trong trang thơ Nguyễn Duy, annonymous.onlin.fr, trừ màu mè là của người viết:

Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêucần cù

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre kia không ngại khuất mìnhbóng râm

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tayvin tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người

Vẫn nguyên cái gốc truyền đờicho con

Loài tre đâu chịu mọc cong

Có manh áo cộc tre nhườngcho măng

Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre

Năm qua đi, tháng qua đi

Nhìn màu sắc tô đậm (cưỡng vận) của người viết bài này, nào ai có thể cho đây là bài thơ đúng luật 6/8?, chết liền! (…)

Đọc thơ, phân tích, bình thơ, đánh giá người đừng nhìn chúng trong lớp áo chủ nhân là quyền thế, bằng cấp, giải thưởng, huân chương mà hãy đặt chúng ngang hàng cùng một loại thì kết quả mới khả quan! Đừng “ thấy người sang bắt quàng làm họ”. Người giầu… cái ấy cũng sang. Kẻ hèn có chữ cũng hàng đứa ngu! (…)” [ Nhìn lại bến bờ , Nxb. Hội Nhà văn, H., 2008, tr. 431, 432, 433].

Đọc đoạn phê bình trên chắc chúng ta cũng thấy rằng người viết chê những đoạn thơ đó của hai nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Du và Nguyễn Duy là đã gieo vần không đúng luật vì bị “cưỡng vận” và sai gần hết bài. Vậy, lời nhận xét đó có đúng không?

Trước hết, cần hiểu thế nào là vần thơ?

Vần thơ là sự hoà âm giữa hai hay nhiều âm tiết ở những vị trí nhất định trong dòng thơ, khổ thơ.

Cái tạo ra vần thơ chủ yếu là giống nhau ở khuôn vần và khác nhau phụ âm đầu, ví dụ:

Đôi ta làm bạn thong dong

Như đôi đũa ngọc nằm trongmâm vàng

(ca dao)

Có trường hợp giống nhau cả phụ âm đầu và khuôn vần nhưng phải khác nhau dấu thanh điệu (hiện tượng này ít hơn), ví dụ:

Cầu cong như chiếc lược ngà

Sông dài mái tóc cung ngabuông hờ

(Nguyễn Bính)

Nếu trùng lặp hoàn toàn cả phụ âm đầu, khuôn vần và thanh điệu thì đó là hiện tượng lặp từ, nghèo nàn về vốn từ và là điều tối kị khi làm thơ, ví dụ:

Lớp ta quyết chí thi đua

Giành giải học giỏi, thi đuanhất trường

Trong thơ lục bát, âm tiết cuối câu 6 vần với âm tiết cuối câu 8. Âm tiết cuối câu 8 lại vần với âm tiết cuối của câu 6 tiếp theo. Chữ kết thúc của các câu bao giờ cũng là thanh bằng. Nếu chữ kết thúc các câu là thanh trắc thì đọc lên nghe rất ngang tai, mà nếu muốn “thuận lỗ nhĩ” thì phải đọc theo kiểu thơ… Bút Tre, ví dụ:

Em là cô giáo dạy toan(toán)

Suốt ngày công thức với toàn số liêu(liệu)

Nhiều lúc như khóc như mêu(mếu)

Học sinh không hiểu vẫn kêu khó lằm(lắm)

Đã giảng đến năm bảy lần

Học sinh vẫn bảo cô cần giảng lai(lại)

Một điều đáng lưu y là: hai âm tiết làm vần thơ trong câu bát bao giờ cũng cùng âm điệuvà đối lập nhau về âmvực, tức là cùng mang thanh bằng nhưng nếu âm tiết thứ 6 của câu hát mang thanh caothì âm tiết thứ 8 của câu bát lại mang thanh thấpvà ngược lại. Hay nói khác đi nếu âm tiết thứ 6 của câu bát mang thanh không dấuthì âm tiết thứ 8 trong câu bát mang thanh huyềnvà ngược lại.

Dưới góc nhìn của ngữ âm học, chúng ta có thể thấy: Những nguyên âm làm âm chính trong những âm tiết gieo vần với nhau thường đồng nhất cùng hànghoặc cùng độ mở.

Căn cứ vào vị trí cấu âm, độ nâng của mặt lưỡi và độ mở rộng hay hẹp của miệng, các nguyên âm chia ra:

- Nhóm nguyên âm hàng trước không tròn môi: I, ê, e, iê, ia

- Nhóm nguyên âm hàng sau tròn môi: u, ô, o, uô, ua

- Nhóm nguyên âm hàng sau không tròn môi: ư, ơ, â, a, ă, ươ, ưa

- Nhóm nguyên âm hẹp: I, ư, u, iê, ươ, ưa

- Nhóm nguyên âm hơi hẹp: ê, ơ, â, ô

(Nhóm hẹp và hơi hẹp còn gọi là nhóm nguyên âm tốithường gợi cảm giác u ám, tối tăm, buồn bã…)

- Nhóm nguyên âm rộng; a, ă

- Nhóm nguyên âm hơi rộng: e, o

(Nhóm rộng và hơi rộng còn gọi là nhóm nguyên âm sáng, thường gợi cảm giác rộng rãi, sáng sủa, vui vẻ…)

Hoặc những phụ âm cuối trong những âm tiết gieo vần với nhau có thể là cùng nhóm phụ âm tắc(p, t, c, ch) hoặc cùng nhóm phụ âm vang(m, n, ng, nh), tuy nhiên với điều kiện âm chính của những âm tiết ấy phải cùng nhóm nguyên âm và cùng nhóm thanh điệu (cùng bằng hoặc cùng trắc), ví dụ: tancó thể vần với tam, tang, tanh; tắpcó thể vần với tắc, tắt; đêmcó thể vần với miền, em.

Điềucó thể vần với theo; nhiều có thể vần với nghèo vì âm chính elà cùng hàng trước không tròn môivà âm cuối u(trong âm tiết nhiều, điều ) và o(trong âm tiết nghèo, theo ) tuy hai chữ nhưng là một âm / u /vì âm cuối / u /sẽ được viết là onếu âm tiết có vần aohoặc eo.

Bài - lời – dàicó thể vần vì âm cuối iđồng nhất, âm chính aơcùng nhóm nguyên âm hàng sau không tròn môi

Viên – chencó thể vần được vì âm cuối iđồng nhất, âm chính ecùng nhóm nguyên âm hàng trước không tròn môi

Râmcó thể vần được với thân vì âm chính đồng nhất còn âm cuối mnlại cùng nhóm phụ âm vang

Thêm – riêng – nêncó thể vần được vì âm chính êcùng nhóm nguyên âm hàng trước không tròn môi. Và âm cuối m – ng –n lại cùng nhóm phụ âm vang.

Người - đờicó thể gieo vần được vì âm chính ươơcùng nhóm nguyên âm hàng sau không tròn môi, âm cuối iđồng nhất.

Tre – đicó thể gieo vần vì âm chính e – icùng nhóm nguyên âm hàng trước không tròn môi, âm cuối Zerođồng nhất.

Măng – congcó thể gieo vần vì âm chính ă – o cùng nhóm nguyên âm sáng, rộngvà âm cuối ngcùng nhóm phụ âm vang

Sau – đâucó thể vần với nhau vì âm cuối u đồng nhấtvà âm chính ă được viết là a(lưu ý: âm tiết ó vần au, aynhư đau, taythì âm chính ăđược viết là a, đau tayđáng lẽ phải được viết là đău tăi) trong âm tiết sau và âm chính âtrong âm tiết đâu cùng nhóm nguyên âm hàng sau không tròn môi.

Nếu có băn khoăn thì có lẽ là ở hai âm tiết cong - nhường trong câu thơ sau của Nguyễn Duy:

* Loài tre đâu chịu mọc cong

Có manh áo cộc tre nhườngcho măng

Tất nhiên cong - nhường không vần được với nhau rồi, nhưng đây lại là câu thơ mà người phê bình đã dẫn nguồn sai. Đúng ra phải là:

Loài tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chônglạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhườngcho măng

Thì congchông hoàn toàn có thể gieo vần với nhau. Vì âm chính của cong là ov à âm chính của chôngôđều cùng nhóm nguyên âm hàng sau tròn môi; âm cuối nglại hoàn toàn đồng nhất. Còn các âm tiết thường, sương, nhường mà gieo vần với nhau thì quá chuẩn rồi, không nên bàn cãi nữa.

Tất cả bài thơ “Tre Việt Nam” có 30 câu với 15 cặp lục bát, bao gồm 15 cặp âm tiết gieo vần, toàn bài gieo vần đều đúng nguyên tắc ngữ âm học.

Nếu có ép vần, cưỡng vận thì hình như chỉ có cặp xanh – mình trong thơ Nguyễn Duy:

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre kia không tự khuất mìnhbóng râm

và cặp âm tiết than – viên vắt vần ở chữ cuối câu 8 dòng trên với chữ cuối câu 6 dòng dưới trong thơ Nguyễn Du:

Hết lời không nhẽ chối lời

Cuối đầu nàng những ngắn dài thở than

Nhà vừa mở tiệc đoàn viên

Hoa soi ngọn đuốc hồng chen bức là

Nhưng tại sao đọc những câu thơ này vẫn không thấy ngang tai? Có lẽ tại vì âm cuối của xanhmình , than – viên đều đồng nhất và hai cặp âm tiết này đều cùng nhóm thanh bằng. Phải chăng những âm tiết gieo vần với nhau thì âm cuối và thanh điệu có vai trò quyết định chính (?). Hãy so sánh: tinvới timcó thể gieo vần nhưng timvới tímthì không thể.

Cả một “Truyện Kiều” mấy nghìn câu, có một số vận mẫu mà tác giả kia coi là sai… thi pháp thì dưới góc nhìn ngữ âm học, gieo vần như thế đâu có gì sai?

Có lẽ không nên lớn tiếng chê vần luật thơ lục bát của Nguyễn Du và Nguyễn Duy quá lên như vậy!

Chúng ta vẫn hoàn toàn có thể tự hào về thơ lục bát cổ điển của Nguyễn Du và thơ lục bát đương đại của Nguyễn Duy, thể thơ mà chỉ Việt Nam mới có.

Tài liệu tham khảo và trích dẫn

1. Phạm Quốc Ca, Mấy nhận xét về thể thơ trong thơ trữ tình Việt Nam1975 – 2000(in trong Văn học Việt Nam sau 1975, Nxb. Giáo dục, H. 2006).

2. Nguyễn Duy, Cây tre Việt Nam (in trong Tiếng việt lớp 4, sách giáo khoa, Nxb. Giáo dục, H., 2008).

3 Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình Ngôn ngữ học, Nxb. Đại học Quốc gia, H., 2008.

4. Ngọc Thiên Hoa, Nhìn lại bến bờ, Nxb. Hội Nhà văn, H., 2008.

5. Trần Đăng Khoa, Chân dung và đối thoại 8(annonymous. Online.fr).

6. Hoàng Kim Ngọc, Quy luật phân bố âm chính, âm cuối, thanh điệu trong những vần thơ Việt Nam, (in trong Tiếng Việt thực hành, Giáo trình dành cho sinh viên Khối trường Văn Hoá, Nghệ thuật và Du lịch, tái bản lần thứ 5, Nxb. Văn hoá Thông tin, H., 2009, tr. 44, 45, 48, 50).

7. Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm học tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia, H., 2003.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.