Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 13/05/2006 00:49 (GMT+7)

Thí nghiệm vật lý “kỳ lạ” khám phá cấu trúc của proton

Quark là các hạt nhỏ dưới mức nguyên tử, hình thành các khối tạo nên nguyên tử. Các hạt quark lắp ráp với nhau như thế nào để thành proton và nơtron và cái gì đã gắn kết chúng với nhau hiện nay còn chưa rõ. Thí nghiệm mới này góp một phần vào việc giải đáp vấn đề.

Thí nghiệm, được gọi là Thí nghiệm G-Zero, được thực hiện tại Cơ sở Máy gia tốc Quốc gia Thomas Jefferson ở Newport News. Được thiết kế để thử nghiệm cấu trúc của proton, đặc biệt là sự đóng góp của các hạt quark kỳ lạ, thí nghiệm đã thu hút một nhóm 108 nhà khoa học của quốc tế từ 19 cơ sở khác nhau. Steve Williamson, nhà vật lý thuộc trường Đại học Illinois ở Urbana-Champain, là người điều phối thí nghiệm này.

Theo Doug Beck, Nhà Vật lý ở Illinois và là Người phát ngôn của Thí nghiệm, Thí nghiệm G-Zero đưa ra một cách nhìn bao quát hơn nhiều về cấu trúc của proton ở quy mô nhỏ. Trong khi các kết quả thí nghiệm nhất quán với gợi ý của các thí nghiệm trước đây, phát hiện mới có quy mô lớn hơn nhiều và đưa ra một bức tranh rõ hơn nhiều. Beck sẽ trình bày các kết quả thí nghiệm tại hội thảo của Cơ sở Jefferson.

Cấu phần cơ bản của Thí nghiệm G-Zero là nam châm siêu dẫn hình bánh rán đường kính 14 feet, được các nhà vật lý ở Illinois thiết kế và thử nghiệm. Để chế tạo nam châm nặng 100.000 pound này mất 3 năm. Trong thí nghiệm, một chùm nhiều electron phân cực được tán xạ từ đối tượng hydro lỏng chứa trong lõi của nam châm. Các máy dò, được lắp ráp xung quanh chu vi của nam châm, ghi lại số lượng và vị trí của các hạt phát tán. Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình toán học để theo dõi đường đi của các hạt để xác định momen của chúng. Beck cho biết, có rất nhiều năng lượng trong proton. Một phần năng lượng này có thể thay đổi tới lui liên tục vào các hạt gọi là hạt quark kỳ lạ. Không giống như ba loại hạt quark (hai loại "lên" và một loại "xuống") luôn luôn tồn tại trong proton, các hạt quark kỳ lạ này có thể thoắt tồn tại và không tồn tại.

Beck cho biết, do sự tương tự về khối lượng và năng lượng, các trường năng lượng trong proton đôi khi có thể tự biểu hiện như các hạt quark "một phần thời gian" này. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát thấy các hạt quark kỳ lạ trong trường hợp này và cũng là lần đầu tiên các nhà khoa học trắc lượng được tần suất năng lượng này thể hiện như hạt ở điều kiện bình thường.

Các kết quả này hỗ trợ các nhà khoa học hiểu rõ hơn cách thức các cấu phần nhỏ của Mô hình chuẩn lắp ghép với nhau như thế nào. Mô hình chuẩn thống nhất ba lực: điện từ trường, tương tác hạt nhân yếu và tương tác hạt nhân mạnh. Theo Beck, Thí nghiệm G-Zero giúp hiểu rõ hơn về lực tương tác mạnh - cách thức các proton và nơtron gắn kết với nhau. Tuy nhiên, còn cần nghiên cứu nhiều hơn nữa.

Nguồn: Sciencedaily; vista 28/4/2006

Xem Thêm

Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.
Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.

Tin mới

Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Đắk Lắk: Triển khai Cuộc thi Sáng tạo lần thứ 13 năm 2025
Ngày 02/ 4, Ban tổ chức Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ 13 - năm 2025 (Cuộc thi) đã tổ chức họp triển khai thực hiện. Cuộc thi do Liên hiệp hội tỉnh chủ trì; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức.
Xây dựng ngành năng lượng bền vững cần sự tham gia tích cực của đội ngũ trí thức và nhà khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...
Trung tâm Nâng cao năng lực, Hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em tổng kết Dự án
Ngày 28/3/2025, Trung tâm Nâng cao năng lực, Hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em (CSWC) phối hợp cùng Tổ chức PE&D đã tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Đồng hành xây dựng hệ thống hỗ trợ phòng chống buôn bán trẻ em ở miền Nam và miền Trung, Việt Nam”. Dự án được VUSTA phê duyệt và triển khai trong giai đoạn 2022–2024 tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.