Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 07/09/2006 00:11 (GMT+7)

Tháng nhuận không ảnh hưởng đến thời tiết

Mặc dù ổn định tương đối theo các mùa, nhưng thời tiết và khí hậu luôn dao động, biến đổi từ năm này sang năm khác và trong thực tế chưa thấy có sự giống nhau nhưhệt trong quá khứ.

Một số người cho rằng tháng nhuận vào mùa hè thì nóng. Nhiều nhà kinh doanh đã gom hàng, tích trữ đồ điện lạnh (quạt máy, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ) để tung ra bán vào mùa hè này nhưng thực tế mùa hè năm nay không những không nóng mà còn “ mát mẻ hơn ” so với bình thường và so với hai, ba năm gần đây.

Nhuận hai tháng 7 cũng không có mối liên quan gì tới phân bố lượng mưa và lũ trên các sông suối. Lượng mưa trên phạm vi cả nước ta trong tháng 8 (tức tháng 7 âm lịch) ở hầu hết các địa phương đều ở mức trung bình và cao hơn trung bình nhưng đạt mức kỷ lục chỉ xảy ra ở một vài tỉnh miền Trung (Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng). Lũ trên các sông suối ở cả 3 miền cũng ở mức bình thường.

Thông thường đỉnh lũ năm ở Bắc Bộ xuất hiện trước rằm tháng 7 âm lịch. Rằm tháng 7 âm lịch thường trùng với tiết lập thu. Điều này có nghĩa rằng mưa lũ lớn nhất trong năm ở Bắc Bộ thường xảy ra trước tiết lập thu hàng năm. Năm nay cũng đã xuất hiện 2 đợt mưa lũ lớn vào giữa tháng 7 và tháng 8 (tức cuối tháng 6 và tháng 7 âm lịch); đó cũng là những đợt mưa lũ lớn nhất năm nay. Do vậy, hiện tại còn đang là giữa tháng 7 âm lịch (tháng nhuận), đã qua tiết lập thu gần 1 tháng nên mưa và lũ ở Bắc Bộ tuy vẫn còn khả năng xảy ra nhưng không thể lớn bằng các đợt mưa lũ đã qua; cho nên đối với Bắc Bộ đã đến lúc cần quan tâm đến việc tích nước cho mùa khô sắp bắt đầu.

Đối với miền Trung đợt mưa lũ lớn vừa qua mới là đợt mưa lũ sớm đầu mùa. Thời kỳ cao điểm còn đang ở phía trước, kể cả các tỉnh Bắc Trung Bộ. Từ đầu mùa các cơn bão hầu hết di chuyển lên phía bắc, đông bắc nên chưa trực tiếp đổ bộ vào nước ta. Càng về cuối mùa, bão càng có xu hướng di chuyển theo hướng tây-tây nam nên khả năng đổ bộ vào miền Trung sẽ tăng lên. Ngoài bão, dải hội tụ nhiệt đới, các đợt gió mùa đông bắc và đới gió tín phong đông bắc sẽ là những tác nhân gây mưa lũ lớn ở ven biển Trung Bộ từ nay đến cuối năm dương lịch.

Các nhà khoa học nghiên cứu quy luật Mặt Trăng quay quanh Trái Đất để làm thành lịch thuỷ triều phục vụ công tác thuỷ lợi và giao thông trên biển, cửa sông. Âm lịch cũng xác định độ dài năm là 12 tháng, song mỗi tháng âm lịch chỉ có 29,53 ngày (trong khi tháng dương lịch 30-31 ngày) và vì thế cho nên cứ sau 2 hoặc 3 năm (sau 30-32 tháng) âm lịch lại có thêm một tháng nhuận nhằm mục đích “phanh” lịch âm đi quá nhanh so với lịch dương, làm cho lịch âm phù hợp với thời tiết khí hậu 4 mùa. Việc tính toán nhuận vào tháng nào trong năm căn cứ vào tháng không có Trung khí (Mặt Trời không chuyển cung Hoàng đạo). Do có tháng nhuận nên Tết Nguyên đán Bính Tuất (2006) trước tiết lập xuân 15 ngày, nhưng sang năm tới Đinh Hợi (2007), Tết Nguyên đán đến sau tiết lập xuân 15 ngày.

Nguồn: Số 72 Thứ Sáu 8/9/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.