Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 11/04/2007 23:31 (GMT+7)

Tác dụng của tia tử ngoại trên da

- UVC hầu như được hấp thu hoàn toàn bởi tầng ozon và không ảnh hưởng đến da. Tia UVC hầu như chỉ tìm thấy ở các nguồn nhân tạo như đèn thủy ngân hay đèn sát trùng.

- UVB tác dụng đến lớp ngoài cùng của da, lớp biểu bì và là tác nhân chính gây phỏng da. Tia này mạnh nhất từ 10 giờ đến 14 giờ và cũng mạnh nhất vào mùa hè. Tia UVB không xuyên qua kính.

- UVA trước đây được nghĩ là rất ít ảnh hưởng đến da, nhưng ngày nay các nghiên cứu cho thấy UVA là tác nhân chính gây tổn thương da. UVA vào sâu trong da và tác dụng mạnh hơn. UVA xuyên qua kính và ảnh hưởng liên tục lên da, bất cứ giờ nào trong ngày và tháng nào trong năm.

Tia UVA hay UVB của ánh nắng mặt trời chiếu vào da gây nên khoảng 90% bệnh tích lão hóa da.

Tổn thương gây ra do UVA và UVB:UVA và UVB đều gây tổn thương da, tạo nên các nếp nhăn, làm giảm sự đề kháng với vi trùng, gây lão hóa và ung thư da. Tuy nhiên chúng ta chưa hoàn toàn hiểu hết quá trình này. Vài cơ chế có thể có là tia UV phá vỡ collagen, thành lập các gốc tự do, can thiệp vào sự tái tạo DNA và ức chế phản ứng miễn nhiễm.

Ánh nắng có thể gây thay đổi trên da do tia tử ngoại, làm da dày hoặc mỏng. Da dày lên ở lưng và cổ, nó không biến mất khi kéo căng da. Một trường hợp bệnh lý gọi là skin elastosis cho thấy da dày, có nhiều nếp nhăn to và đổi sang màu vàng. Một tác dụng thường gặp do tia UV là da mỏng, dễ có nếp nhăn và dễ trầy xước.

Ở người cao tuổi, lớp ngoài cùng của da (biểu bì) mỏng hơn, mặc dù số tế bào không thay đổi. Số lượng các hắc bào (melanocyte) giảm, nhưng các hắc bào còn lại tăng kích thước. Da người cao tuổi vì vậy mỏng hơn, trong hơn. Các vùng da tiếp xúc nhiều với nắng bị nhiều bớt sậm màu. Mô liên kết thay đổi, làm da kém đàn hồi và dễ bị trầy, rách khi va chạm.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...