Tác động của biến đổi khí hậu với vùng ven biển và biện pháp thích ứng
Điều kiện tự nhiên
Việt Nam nằm trong vùng đông nam châu Á, kéo dài từ 8 015’ đến 23 022’ vĩ bắc và 102 008’ đến 109 030’ kinh đông; với diện tích lãnh thổ 329.241 km 2và lãnh hải khoảng 1,2 triệu km 2. Việt Namcó bờ biển trải dài suốt từ Bắc tới Nam với 3.260 sông lớn nhỏ đổ ra biển Đông. Về chế độ thủy văn chịu sự tác động rất mạnh mẽ của quá trình tương tác biển và bở, tương tác sông biển. Việt Namcó khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ và độ ẩm cao, do lãnh thổ kéo dài theo vĩ tuyến với địa hình đa dạng nên mức độ phân hoá khí hậu giữa Bắc và Nam khá lớn. Việt Nam nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiều của bão và áp thấp nhiệt đới, trung bình hàng năm có 4 - 5 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam. Mỗi khi bão vào gây mưa lớn làm ngập lụt cả một vùng rộng lớn, nguy hiểm hơn nữa gây nước dâng cho toàn bộ dải ven biển, ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân ven biển và các hoạt động kinh tế biển.
Một hiện tượng cần được quan tâm nữa là mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu mà Việt Nam là vùng chịu ảnh hưởng lớn.
Những dấu hiệu biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Qua các kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu ở Việt Nam biểu hiện chủ yếu do các yếu tố sau:
- Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,3 0C.
- Xu thế biến đổi của lượng mưa trên phần lớn lãnh thổ Việt Nam, lượng mưa giảm đi trong tháng 7 và 8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11; hiện tượng mưa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Trong những thập kỷ gần đây hiện tượng ENSO ngày càng tác động mạnh mẽ đến khí hậu đã và đang xảy ra trong khu vực, trong đó có Việt Nam .
- Mực nước biển dâng cao trung bình 0,635 cm năm.
Theo kịch bản và biến đổi khí hậu thì đến năm 2010 năm 2050 và 2070 nhiệt độ vùng duyên hải tăng lần lượt là 0,3; 1,1 và 1,5 0C, vùng nội địa mức độ cao hơn 0,5; 1,8 và 2,5 0C.
- Vào năm 2070 trên các khu vực mưa gió trong mùa đông bắc tăng 0 - 5% vào mua khô và 0 - 10% vào mùa mưa.
- Nước biển dâng cao 9 cm vào năm 2010; 33 cm vào năm 2050 và 45 cm vào năm 2070.
Tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng ven bờ biển
Tác động của mực nước biển dâng đối với ven bờ được đánh giá trên cơ sở kịch bản IPCC đến năm 2100 mực nước biển dâng cao 1 m.
Mực nước biển dâng và ngập lụt
Mực nước biển dâng cao 1 m gây ngập lụt đặc biệt đồng bằng sông Cửu Long; Tp Hồ Chí Minh; Vũng Tàu; khu vực vùng biển Xuân Thuỷ ( Nam Định).
- Dân các vùng ven biển sẽ chịu ngập lụt hàng năm.
Rừng ngập mặn sẽ làm hàng loạt khu rừng hiện nay bị chìm ngập hẳn
Những đặc trưng khác:
- Sự gia tăng khô nóng, hạn hán ảnh hưởng xấu đến sinh sản phát triển của cây rừng.
- Hiện tượng xói lở bồi tụ làm gia tăng các quá trình động lực sóng thuỷ triều, tác động xấu đến rừng ngập mặn.
Quy hoạch các khu dân cư, thành phố
Do sự tác động mạnh của mực nước biển dâng uy hiếp các công trình bảo vệ các khu dân cư thành phố mà thành phố Hồ Chí Minh là rất trầm trọng.
Đối với các công trình:
Nước biển dâng sẽ đe doạ các công trình công nghiệp, giao thông (các cảng biển) đê điều, làm sạt lở chân móng công trình, chi phí gia cố tăng cường là rất tốn kém.
- Hoạt động của các giàn khoan dầu khí, hệ thống vận chuyển dầu và khí trên biển, các nhà máy điện xây dựng ven biển sẽ bị ảnh hưởng.
Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá
- Mực nước biển dâng sẽ làm các quần xã sinh vật thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng bổ sung bị giảm sút, các chế độ thuỷ hoá, lý, sinh xấu đi, sinh vật biển bị tổn hại. Dự báo trữ lượng các loài hải sản sẽ giảm đi 1/3 so với hiện nay.
- Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thuỷ sản bị phân tán, các loài cá nhiệt đới thay đổi, cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt.
- Các loài thực vật nổi, động vật phù du, cá bột bị giảm mạnh làm giảm nguồn thức ăn của động vật ở tầng giữa và tầng trên. Hậu quả là: cá di cư đến vùng khác, mối liên hệ hữu cơ trong quần xã sinh vật bị phá vỡ, đặc biệt đối với vùng ven biển.
Biện pháp thích ứng
- Phương pháp chiến lược của Việt Nam là:
Bảo vệ đầy đủ:Là phương án bảo vệ an toàn của Việt Nam đòi hỏi tôn cao các tuyến đê, tăng cường quản lý ven bờ, ngăn ngừa xâm nhập mặn, tôn cao đất đai và các công trình khác ven biển như cảng, khu kho bãi, khu công nghiệp…
Thích nghi:Là cải tạo cơ sở hạ tầng và chuyển đổi tập quán sinh hoạt của dân cư ven bờ, chấp nhận một số thiệt hại, chú trọng đầu tư một số cơ sở hạ tầng thích nghi, chuyển đổi kỹ thuật và cơ cấu kinh tế.
Rút lui (hay né tránh):Tái định cư di dời nhà cửa cơ sở hạ tầng khỏi khu vực nguy hiểm vào sâu trong lục địa.
Tuỳ theo tình hình thực tế ở mỗi địa phương có thể vận dụng và thực hiện một trong ba phương án trên.
Đánh giá chung
Biến đổi khí hậu và hậu quả của nó là rất rõ, việc nghiên cứu và dự báo không thể trong phạm vi một quốc gia mà phải thực hiện trong phạm vi quốc tế (Thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc). Song thiết nghĩ rằng trong quá trình điều tra nghiên cứu những tác động đã xảy ra do biến đổi khí hậu ở Việt Nam chúng ta có thể đưa ra những nhận xét, cảnh báo, dự báo cho nhân dân ven biển tác hại của các hiện tượng tự nhiên xảy ra do biến đổi khí hậu đồng thời đề ra các phương án thích hợp cho địa phương mình.
Nguồn: Biển Việt Nam , 6 - 2007, tr 16