Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 27/12/2010 23:42 (GMT+7)

Suy ngẫm về bột thịt xương

Với những hiểu biết của những năm 90, việc cấm sử dụng bột thịt xương để chế biến thức ăn cho các loài vật nuôi là hợp lý. Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu và ngày nay người ta được biết, chỉ riêng gia súc nhai lại mới bị tác động của prion. Lợn và gia cầm không hề liên quan đến bệnh bò điên. Thế nhưng hai loại gia súc này hiện vẫn chịu ảnh hưởng lệnh cấm của cộng đồng châu Âu đưa ra 10 năm trước đây.

Bột thịt xương là loại nguyên liệu có giá trị tốt về cung cấp năng lượng, protein, vitamin và muối khoáng, tỷ lệ tiêu hoá cao. Qua điều tra mới đây ở 27 công ty chế biến thức ăn gia súc Mỹ, do Hiệp hội chế biến tiến hành, bột thịt xương có thành phần dinh dưỡng như sau: ẩm độ - 3 – 11,2%; Protein thô: 49 – 52,8%; Mỡ thô: 8,5 – 14,8%; Canxi: 6 – 12%; Lân tổng số: 3,5 – 5%; Lysin: 2,2 – 3%; Năng lượng trao đổi gia cầm: 1,770 – 2,420 Mcal/kg.

Khi bột thịt xương bị cấm làm nguyên liệu giàu protein để chế biến thức ăn gia súc, người ta phải dùng sản phẩm đậu tương nhập khẩu từ châu Âu nên một lượng lớn diện tích trồng đậu tương trên đã được tăng cường để đáp ứng yêu cầu của châu Âu. Theo tính toán trong luận án tiến sĩ của Emiel Elferink ở Trường Đại học Groningen – Hà Lan thì hàng năm 16 triệu tấn bột thịt xương bị cấm sử dụng ở Âu châu phải thay thế bằng 21 triệu tấn khô đậu tương. Từ lúc có lệnh cấm sử dụng bột thịt xương, diện tích trồng đậu tương đã từ 10 triệu ha trong những năm 80, ngày nay đã tăng lên 20 triệu ha. Người ta phải khai hoang rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ để mở rộng diện tích trồng đậu tương; Như vậy, lệnh cấm sử dụng bột thịt xương còn gây tác động xấu đối với môi trường tự nhiên.

Một ý kiến tranh luận gay gắt khác cho rằng, lợn và gia cầm thuộc loại dạ dày đơn, chúng ăn được nhiều loại thức ăn chứ không phải chỉ đơn thuần các khẩu phần ăn chay. Cho đến bây giờ người ta vẫn chưa thấy lợn và gia cầm nhiễm bệnh bò điên. Các nhà khoa học kết luận, bột thịt xương chế biến từ phụ phẩm giết mổ lợn và gia cầm là an toàn. Nhóm luật sư nông nghiệp ở Bruxen đã vận động để cho phép sử dụng trở lại bột thịt xương, nhưng cảm thấy chậm chạp và khó khăn. Hình như ban bố luật dễ hơn loại bỏ luật.

Tuy nhiên, công chúng ít hiểu biết còn đang lo lắng về việc bột thịt xương tái xuất hiện trong thức ăn gia súc. Đứng trên quan điểm lý thuyết có thể suy ra, việc cấm sử dụng vẫn giữ nguyên đối với bò, vì nó là gia súc nhai lại. Nhưng đối với lợn và gia cầm, việc cấm sử dụng bột thịt xương là không có cơ sở. Để thuyết phục, việc cấp thiết nên làm là cho gia cầm ăn bột thịt xương chế biến từ phụ phẩm giết mổ lợn và cho lợn ăn bột thịt xương chế biến từ phụ phẩm giết mổ gia cầm. Các thể nghiệm DNA có thể phân biệt sự sai khác nhau trên. Nhưng việc làm này không thể là lý do để làm cho người ta tán thành cho phổ biến và sử dụng bột thịt xương. Nó đòi hỏi tổ chức nghiêm ngặt dây chuyền sản xuất thức ăn sử dụng bột thịt xương lợn riêng và sản xuất thức ăn sử dụng bột thịt xương gia cầm riêng.

Hiện nay các loại thức ăn của các loại gia súc có thể sản xuất ở một số cơ sở chế biến. Việc sử dụng bột xương trở lại đòi hỏi phải có dây chuyền sản xuất thức ăn có sử dụng bột xương riêng cho lợn, cho gia cầm và thức ăn cho gia súc nhai lại không sử dụng bột thịt xương. Bột thịt xương vốn là nguyên liệu chế biến rẻ tiền; nhưng khi bột thịt xương được sử dụng trở lại với những hạn chế nêu trên, liệu thức ăn sản xuất có hạ được giá thành không?

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.