Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 15/04/2006 00:36 (GMT+7)

Sóng siêu cao tần và sức khỏe con người

Sau nhiều năm mầy mò nghiên cứu, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của sóng siêu cao tần và tác dụng của chế phẩm Azolla Microphyla đến số lượng và chất lượng tinh trùng” hoàn tất. Với ý nghĩa thực tiễn, khoa học sáng tạo, đề tài trên đã giành được giải Nhất giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học do Bộ GD-ĐT trao tặng và giải Nhất Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2005. Và theo nhận xét của Hội đồng khoa học Giải thưởng Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ ViệtNamthì đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về ảnh hưởng của sóng siêu cao tần với sức khỏe con người và đưa ra được liệu pháp điều trị.

Đề tài hình thành từ ý tưởng.

Trần Quang Huy, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Năm 2002, em có được thông tin của các nhà khoa học Đức nói về ảnh hưởng của sóng điện thoại di động tới nam giới. Thấy thông tin này hay và có thể thực hiện trên mô phôi học nên rủ mấy bạn trong nhóm xin phép khoa và Trung tâm công nghệ phôi (Học viện Quân y) thực hiện”. Tuy nhiên, phải đợi đến tháng 3 năm 2004,sau khi cả nhóm được học về phương pháp nghiên cứu khoa học mới dám thực hiện ý tưởng này. Công việc đầu tiên mà các chàng sinh viên phải làm là học cách giết mổ chuột, đọc tiêu bản, phương pháp làm các xét nghiệm tinh trùng, đọc tài liệu liên quan đến sóng siêu cao tần. Tiếp đó, cả nhóm tiến hành nuôi 30 chú chuột bạch để phục vụ cho công tác thí nghiệm. Từ đó, ngoài giờ lên giảng đường, nhóm phải chia làm hai, một mang chuột (30 con) lên Trung tâm sinh thái Việt- Nga (Trung tâm nhiệt đới Việt- Nga) trên đường Nguyễn Văn Huyên để chiếu xạ, nhóm còn lại đến các doanh trại bộ đội có sử dụng sóng rada để thuyết phục mấy anh lính tham gia vào nghiên cứu của nhóm. Hoàng Đào Chinh, thành viên trong nhóm tâm sự: Lúc đó bọn em tất bật như nuôi con mọn. Lúc thì mang chuột đi chiếu xạ, lúc phải cho nhóm chuột nuôi đối chứng ăn rồi lại đến các đơn vị bộ đội... Liên tục trong 1 tháng, cả nhóm đi lại như con thoi vậy. Chúng tôi thắc mắc tại sao không chiếu xạ chuột ở chỗ nào gần trường cho đỡ vất vả, Chinh cho biết: Chỉ có Trung tâm này mới có sóng rada và phòng chiếu được cách ly hoàn toàn nên không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Khi những chú chuột đến thời kỳ sinh sản, cả nhóm tiến hành mổ 15 con được chiếu xạ. Việc mổ xẻ với mấy chàng sinh viên, mặc dù đã được học nhưng vẫn gặp không ít khó khăn. Cậu nào cũng bị chúng “tặng” cho mấy vết răng vào tay. Mổ đã vậy, nhưng kỹ thuật cắt ống dẫn tinh còn khó hơn nhiều.Cậu nào cũng lóng nga lóng ngóng khi phải cắt những ống dẫn tinh chỉ bé bằng đầu tăm, rồi đến công đoạn nặn tinh trùng, làm tiêu bản để kiểm tra chất lượng tinh trùng. Kết quả thu được thật bất ngờ, cả số lượng và chất lượng tinh trùng của những chú chuột này giảm đi rất nhiều (còn 15,33+,-4,35 triệu tinh trùng/ml, trong khi chuột bình thường là 63,56+,- 8,16 triệu tinh trùng/ml, chất lượng tinh trùng giảm), trong khi đó nhóm chuột đối chứng đã nhanh chóng đã kịp cho ra đời vài thế hệ.

Sóng phát thanh, truyền hình, điện thoại di động... đều không tốt cho sức khỏe.

Trường điện từ tần số radio hay còn gọi là sóng vô tuyến điện (bức xạ sóng siêu cao tần) hiện được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống (phát thanh, truyền hình, rada, viễn thông, điện thoại di động, vật lý trị liệu, công nghệ chất dẻo, lò vi sóng...). Bên cạnh những lợi ích như vậy, điện trường từ tần số radio còn được coi là một dạng ô nhiễm năng lượng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sóng siêu cao tần khi gặp cơ thể sinh vật, một phần xuyên qua, một phần phản xạ trở lại môi trường và phần còn lại được cơ thể hấp thu. Phần năng lượng được hấp thụ vào cơ thể phụ thuộc vào chiều dài bước sóng và ở mỗi bước sóng có ảnh hưởng khác nhau.

Có kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của sóng rada trên chuột và số liệu nghiên cứu của các tác giả đi trước, cả nhóm bắt đầu thu thập số liệu và nghiên cứu trên người. Sau một thời gian thuyết phục, 120 anh bộ đội (tuổi từ 22-25) tại 3 trung tâm rada đã đồng ý hợp tác với nhóm. Một thành viên trong nhóm cho biết: Tưởng mổ chuột đã khó không ngờ việc đi lấy các mẫu xét nghiệm còn khó hơn nhiều. Bởi đây là chuyện riêng tư và tương đối tế nhị mà không phải ai cũng đồng ý cho người khác biết. Các xét nghiệm cho thấy, số lượng tinh trùng của đối tượng nghiên cứu cũng giảm đáng kể (20-30%) so với các đề tài nghiên cứu số lượng tinh trùng của 100 thanh niên khỏe mạnh. Nghiên cứu của nhóm sinh viên trường Học viện Quân y còn cho thấy công nhân làm việc trong môi trường sóng siêu cao tần thời gian từ 1-3 năm cũng bị giảm số lượng tinh trùng xuống còn 32,33+, -15,86 (triệu tinh trùng/ml, ) so với người bình thường là 136,69+,-58,38 triệu tinh trùng/ml.

Từ kết quả nghiên cứu trên, cả nhóm tiếp tục đề xuất việc tìm thuốc để chữa “bệnh” trên. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thuốc Mediphylamin- chế phẩm của Azolla Microphyla (được chiết xuất từ thực vật) trên những tình nguyện tham gia nghiên cứu trong vòng 1 tháng. Kết quả thật bất ngờ, thuốc trên có tác dụng làm hồi phục số lượng và chất lượng tinh trùng trên người, điển hình là chất lượng và số lượng tinh trùng của những chiến sĩ tham gia nghiên cứu đã trở lại gần như bình thường. Loại thuốc trên được nghiên cứu từ năm 1980 và hiện được đưa vào phác đồ điều trị của Trung tâm công nghệ Phôi và đã cho kết quả khả quan.

Trưởng nhóm Huy quả quyết: Trong thời gian tới, cả nhóm sẽ tiếp tục phát triển đề tài trên để có thể nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của sóng siêu cao tần với những người đang làm việc hoặc thường xuyên phải tiếp xúc trong môi trường có loại sóng này, từ đó đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu hơn, góp phần bảo vệ chăm sóc sức khỏe sinh sản, bảo vệ giống nòi.

Nguồn: gdtd.com.vn số 33, ngày18/03/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.